Trong năm 2021,ângcaohiệuquảphốihợpphòngchốngtộiphạmkinhtếbuônlậsoi keo xo so hom nay tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức tạp, nhất là các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai gây thất thoát tài sản lớn. Cạnh đó là vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hoá y tế và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh COVID- 19. Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình thực hiện công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó đề ra yêu cầu phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng chống tội phạm; nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các Bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm. Theo đó, lãnh đạo Chính phủ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành như: Bộ Công Thương thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Kiểm tra xử lý vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh XNK tiền chất công nghiệp, kinh doanh đa cấp trái phép, cạnh tranh không lành mạnh... Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm 2021-2025. Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng, chống tội phạm kinh tế và buôn lậu. Ảnh: Mai Ka |