| Hàn Quốc,ữngbiếnđộnghoànhhànhcácsiêucườngtrênthếgiớsoi kèo phạt góc mu Trung Quốc lần đầu tiên ký MoU về hợp tác chuỗi cung ứng | | Các hãng sản xuất điện tử Hàn Quốc chuyển hướng do sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc | | Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc |
| Trung Quốc trải qua mùa Hè khô hạn |
Các chuyên gia cho rằng không có siêu cường nào trên thế giới có đà phục hồi tốt trước những biến động này. Mỹ chắc chắn gặp khó khăn trong năm đầu tiên ứng phó với đại dịch, do sự yếu kém trong triển khai các biện pháp phòng dịch của Chính phủ. Thêm vào đó, uy tín và tầm ảnh hưởng của Chính phủ Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump có xu hướng tiêu cực. Tuy nhiên, phản ứng của các công ty dược phẩm Mỹ và châu Âu đối với đại dịch đã cho thấy sự vượt trội của công nghệ phương Tây khi nhanh chóng đưa ra các phương pháp điều trị tốt và sản xuất được vắc xin ngừa Covid-19 với số lượng lớn trong thời gian kỷ lục. Những thuận lợi này đã giúp Mỹ và châu Âu nhanh chóng phục hồi kinh tế-xã hội. Ngoài ra, sự phục hồi của phương Tây được thể hiện rõ thông qua việc Chính phủ châu Âu và Mỹ ban hành các giải pháp tài chính quyết liệt nhằm ứng phó với đại dịch. Mặc dù vậy, phương Tây cũng bộc lộ những hạn chế, cả trong việc ứng phó với đại dịch và trong cuộc khủng hoảng do xung đột Nga-Ukraine gây ra trong năm 2022. Phương Tây có thể không sẵn sàng hoặc không đủ khả năng cung cấp vắc xin ngừa Covid-19, cũng như không đủ nguồn lực để hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, khiến các nước này cho rằng họ không thể dựa vào sự hỗ trợ từ các nước phương Tây. Nước Nga trải qua một đại dịch tồi tệ, với số ca tử vong chính thức tương đương với các nước Tây Âu, nhưng con số thực sự rất có thể cao hơn số liệu chính thức. Nền kinh tế Nga cũng bị ảnh hưởng nặng nề do giá năng lượng và hàng hóa sụt giảm trong giai đoạn năm 2020-2021. Trung Quốc phần lớn đóng cửa biên giới để kiểm soát đại dịch. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải trả giá đắt do các đợt phong tỏa để nỗ lực thực thi chính sách "Zero Covid". Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối phó với 2 vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất, lĩnh vực xây dựng và bất động sản đang suy yếu ở nhiều thành phố lớn. Trước đó, một số ước tính cho thấy các ngành này đóng góp vào 30% GDP của Trung Quốc. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kiểm soát ngành ngân hàng để tránh gây nguy cơ làm suy giảm nền kinh tế. Tuy nhiên, những đóng góp của các lĩnh vực này vào phát triển kinh tế đã bị hạn chế và có thể còn diễn ra trong nhiều năm tiếp theo. Thứ hai, trong mùa Hè năm 2022, Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều đợt nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng, làm giảm đáng kể sản lượng thủy điện. Do đó, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể chỉ đạt được một nửa mục tiêu (5,5%) đề ra, thậm chí thấp hơn. Trong những năm gần đây, việc cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng tăng và là bằng chứng cho thấy còn những yếu kém đang tồn tại trong nội tại các nước này. Những biến động trên thế giới hiện nay đang tác động mạnh đến các cường quốc. |