VHO - Tại Tọa đàm chủ đề Lý luận,ảngtrốngđộingũlýluậnphêbìnhvănhọđội hình sc freiburg gặp hoffenheim phê bình văn học nghệ thuật từ đổi mới (1986) đến nay - những vấn đề đặt ra cần giải quyết do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM tổ chức mới đây, các chuyên gia nhận định, hoạt động lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật (LLPB VHNT) chậm phát triển, thiếu tính học thuật, tính chiến đấu, ít tác dụng thúc đẩy sáng tác…
Biểu hiện già cỗi, xơ cứng
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, LLPB VHNT đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống VHNT và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, LLPB VHNT cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là ở vai trò định hướng hoạt động thực tiễn và hoạt động sáng tạo.
Thời gian qua, đời sống VHNT chưa tương xứng với vị thế, tầm vóc và những đổi thay nhanh chóng của đất nước. Số lượng các tác phẩm lớn, có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội còn khiêm tốn.
Sự hiểu biết lý luận chưa sâu sắc, thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu có chất lượng về lý luận; một số ngành nghệ thuật còn thiếu vắng lực lượng chuyên gia về lý luận.
“LLPB VHNT có biểu hiện già cỗi, xơ cứng, kém năng động, xa rời thực tiễn sáng tác. Lối phê bình cảm tính, bất chấp những hiểu biết về lý luận nghệ thuật đang có chiều hướng thịnh hành trong đời sống VHNT”, GS Nguyễn Xuân Tiên nhận định.
Song song đó, theo chuyên gia, đội ngũ LLPB VHNT hiện nay được đào tạo bài bản từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành, nhưng lại thể hiện một tình trạng đáng lo ngại về chuyên môn, học thuật.
Người làm phê bình thực thụ, có tâm huyết rất ít, thay vào đó là những tay viết không chuyên, do hạn chế về năng lực, kiến thức chuyên môn, trình độ nhận thức…, nên nhiều khi chỉ nhằm mục đích lăng xê tác phẩm hay tác giả, gây chú ý cho bản thân, gây sự ồn ào giả tạo, xét nét nhau trong bình phẩm văn nghệ, hoàn toàn không phải là những bài viết LLPB đích thực.
TS.KTS Vũ Việt Anh, Hội Kiến trúc sư TP.HCM, Ban LLPB Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM nhận định, có nhiều lý do chi phối, dẫn đến sự quan tâm tới LLPB nghệ thuật kiến trúc dường như là một sự “xa xỉ” đối với giới kiến trúc sư nói chung.
Khác với sự năng động, tích cực công bố tác phẩm kiến trúc, sự đúc kết, công bố của những tác phẩm LLPB kiến trúc rất hạn hẹp, nhất là thế hệ kiến trúc sư trẻ ngày nay ít để ý đến địa hạt này.
Nội dung lý luận mà họ được hoặc bắt buộc phải trang bị là các môn học chuyên ngành như Lịch sử kiến trúc phương Tây, Lịch sử kiến trúc phương Đông, Lịch sử kiến trúc Việt Nam và học phần Xu hướng kiến trúc đương đại.
Tuy nhiên, nội dung các môn học này đã dừng lại ở một thời điểm khá xa so với hiện tại. Cho nên, nếu hỏi về các quan điểm lý luận sáng tác kiến trúc đương đại, dường như giới kiến trúc sư trẻ có một sự hạn chế nhất định.
Nhìn chung, LLPB VHNT Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết như: Hoạt động lý luận, phê bình chậm phát triển, thiếu tính học thuật, tính chiến đấu, ít tác dụng thúc đẩy sáng tác, không đủ sức tuyên truyền, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng tư tưởng, thẩm mỹ cho công chúng.
Khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực hành nghề nghiệp
TP.HCM có khá nhiều cơ sở giáo dục ĐH đào tạo âm nhạc như: Nhạc viện TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Nghệ thuật Quân đội (phân hiệu), Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng...
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, chúng ta chưa có trường lớp nào đào tạo về LLPB âm nhạc thực sự bài bản, duy nhất Nhạc viện TP.HCM có mã ngành Âm nhạc học.
“Nhưng cũng không có môn học cụ thể giúp học viên có kỹ năng LLPB, mà chỉ cung cấp kiến thức về âm nhạc phương Tây để họ có thể nhận biết/phân tích tác phẩm (chủ yếu là nhạc không lời).
Nhạc viện không đào tạo Phê bình âm nhạc cũng như Biên tập âm nhạc, không có môn học nào liên quan đến việc cung cấp kiến thức, dạy kỹ năng viết, nói, biên tập hay phê bình âm nhạc”, PGS Mỹ Liêm cho biết.
Có một khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực hành nghề nghiệp, đồng thời, cũng có một khoảng cách lớn giữa đời sống VHNT với ngành LLPB. Phê bình không chỉ là khoảng trống trong đời sống VHNT đang sôi nổi của đất nước mà còn là khoảng lặng của nội dung chương trình đào tạo cũng như đội ngũ. Người làm công tác LLPB vừa thiếu, vừa chưa chuyên nghiệp và hầu như không được đào tạo.