Động cơ ô tô là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như xăng hoặc dầu thành động năng. Về cơ bản có thể chia động cơ nhiệt ra làm 2 loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.
Mỗi loại sẽ được chia thành nhiều loại nhỏ với những ưu nhược điểm khác nhau. Các loại động cơ đốt trong có thể kể đến như động cơ chạy xăng,Độngcơôtôbịgiảmcôngsuấket qua italia động cơ chạy diesel, động cơ tuabin khí, động cơ xoay, động cơ 2 kỳ,... Động cơ đốt ngoài có thể kể đến 2 đại diện là động cơ hơi nước và động cơ Stirling.
Dù là bộ phận quan trọng và bền bỉ nhưng sau một thời gian sử dụng, động cơ ô tô có thể bị giảm công suất. Vậy đâu là nguyên nhân khiến động cơ ô tô bị giảm công suất? Khi động cơ giảm công suất có ảnh hưởng gì tới toàn bộ hệ thống vận hành của ô tô? Vì vậy, nắm rõ nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời là điều lái xe không nên phớt lờ.
Bugi có thể bị bám nhiều bụi khiến tia lửa yếu
Bugi có thể bị bám bụi, muội than sau quá trình dài hoạt động hoặc không được bảo trì đúng cách. Các bugi bị bám nhiều bụi than không thể tạo ra tia đánh lửa đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Ngoài ra, nếu bugi bị lỗi cũng khiến tia lửa bị yếu dẫn đến động cơ xe ôtô giảm công suất.
Điện cực bu-gi mòn cũng là một nguyên nhân. Thực tế, để quá trình cháy diễn ra hoàn hảo, bu-gi phải tạo ra tia lửa khỏe và đúng thời điểm đảm bảo áp suất cháy là lớn nhất khi pít-tông ở điểm chết trên. Bu-gi mòn, khe hở giữa 2 điện cực lớn, hỗn hợp hòa khí cháy không hiệu quả làm giảm công suất. Việc điều chỉnh khe hở cần phải được thực hiện theo khuyến cáo riêng của từng loại xe.