【365.ca cuoc】“Nâng tầm” hệ thống thuế

nang tam he thong thue

Ngành Thuế không ngừng nỗ lực để cải cách toàn hệ thống thuế​​​. Ảnh: HỮU LINH.

Thu ngân sách Nhà nước liên tục vượt dự toán

Ngành Thuế liên tục hoàn thành vượt dự toán nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước được giao. Cụ thể,ângtầmhệthốngthuế365.ca cuoc năm 2011 hoàn thành 122,7% dự toán; năm 2012 hoàn thành 106,1% dự toán; năm 2013 hoàn thành 106,1% dự toán; năm 2014 hoàn thành 109,1% dự toán và 2015 là 108%. Tổng thu cân đối NSNN 7 tháng (2016) đạt 583,6 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5% dự toán, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó thu nội địa ước đạt 86 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22,2 nghìn tỷ đồng so với tháng 6. Thu ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt khoảng 22 - 23% GDP.

Một hệ thống thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho người nộp thuế thuận lợi trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.

Có thể nói, đến nay, về cơ bản thể chế, chính sách thuế đang từng bước được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; đảm bảo cân đối thu chi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong 5 năm qua, ngành Thuế đã rà soát toàn bộ các sắc thuế để có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đơn cử như: Thuế Giá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung theo hướng tháo gỡ những bất cập đã phát sinh trong thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính nhằm đơn giản hoá về thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, nhất là nhóm người nộp thuế có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Với thuế Thu nhập doanh nghiệp, đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp đã dần được điều chỉnh tương đồng và ngang bằng với các nước trong khu vực; kèm theo đó đã ban hành nhiều chính sách miễn, ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp ở mức cao đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dự án quy mô lớn và công nghệ cao... để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng cho mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế đất nước.

Cùng với đó, thời gian qua nhiều chính sách động viên được nâng cấp hoặc chuẩn hóa dưới dạng luật như: Luật thuế Tài nguyên; Luật thuế Bảo vệ môi trường; Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật Phí, lệ phí nhằm nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế; động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng, khai thác. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thu thuế để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hội nhập quốc tế.

Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc, về cơ bản các chính sách động viên về thuế đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; đảm bảo cân đối thu chi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Qua khảo sát gần 100% đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp đánh giá cao sự nỗ lực của Nhà nước và cụ thể là ngành Thuế trong thực hiện cải cách cả về hệ thống chính sách thuế và quản lý hành chính thuế, đặc biệt nỗ lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế như sử dụng mã số thuế thống nhất; khai, nộp thuế điện tử và hệ thống hỗ trợ kê khai”, bà Nguyễn Thị Cúc nói.

Có thể khẳng định, những sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.

Đạt mục tiêu ASEAN-4

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo Đề án 30c của Chính phủ, trong những năm qua, ngành Thuế đã tập trung nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất và chi phí thực hiện cho người nộp thuế; sửa đổi cơ chế uỷ nhiệm thu gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bộ máy chi cục thuế. Nỗ lực đó được thể hiện ở việc 6 tháng đầu năm 2016, ngành Thuế đã tham mưu cho Bộ Tài chính bãi bỏ 32 thủ tục hành chính và đơn giản hoá 40 thủ tục hành chính; ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung 51/70 quy trình, quy chế.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thuế, thời gian qua ngành Thuế đã hệ thống hóa và thống nhất tất cả các mẫu biểu, thủ tục, trình tự về khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế… Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến 30-6-2016, có đến 99,47% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế đã thực hiện khai thuế qua mạng internet với số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ đạt tỷ lệ 95,31%.

Theo nhận định của bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: “Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều cải cách tích cực về chính sách thuế và thủ tục hành chính thuế, được doanh nghiệp và người dân ghi nhận và đánh giá cao. Từ dữ liệu báo cáo có thể thấy, cải cách thuế của Việt Nam trải rộng trên nhiều lĩnh vực như đơn giản hóa thủ tục mẫu biểu, tăng cường dịch vụ cho người nộp thuế cho tới những cải cách liên quan đến chính sách thuế. Nhờ những cải cách đáng kể đó, thời gian nộp thuế Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới đã giảm 102 giờ, cải thiện 4 bậc xếp hạng”.

Thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kê khai, nộp thuế điện tử đối với lệ phí trước bạ khi tổ chức, cá nhân đăng ký ô tô, xe máy, nhà đất...; thuế Thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản; thu từ hoạt động cho thuê nhà. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin cấp độ 4 (tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế qua mạng và trả kết quả hoàn thuế bằng phương thức điện tử qua mạng) tối thiểu đạt 60% số tờ khai và số tiền hoàn thuế trước ngày 30-9 và đạt 95% vào trước 30-9-2016. Ngành Thuế cũng sẽ tiếp tục triển khai xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất toàn quốc về các hồ sơ hoàn thuế, thực hiện công tác giám sát tập trung đối với toàn hệ thống; xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên đánh giá rủi ro. Từ đó phòng tránh các hành vi gian lận, trốn thuế, chống thất thu, chống gian lận về khấu trừ, hoàn thuế Giá trị gia tăng. Đồng thời, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các quy trình quản lý thuế, tư vấn thuế; xây dựng chế độ trách nhiệm công vụ đối với công chức thuế trong thực hiện các thủ tục hành chính, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính thuế thực chất hơn, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hành chính thuế…

Bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, nếu Bộ Tài chính tiếp tục thực thi nghiêm túc và đầy đủ những cải cách hệ thống thuế như thời gian qua thì mục tiêu giảm thời gian kê khai thuế không quá 119 giờ/năm, ngang bằng với mức trung bình của nhóm các nước ASEAN-4 vào cuối năm nay và mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu thời gian nộp thuế đạt trung bình của nhóm nước ASEAN-3 là là 110 giờ/năm hoàn toàn có thể đạt được.

Cúp C1
上一篇:Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
下一篇:Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!