【lich bd serie a】Thiếu hành lang pháp lý phù hợp, thị trường cho thuê tài chính khó phát triển

时间:2025-01-13 17:09:29来源:Empire777 作者:Cúp C2

Ngày 17/7,ếuhànhlangpháplýphùhợpthịtrườngchothuêtàichínhkhópháttriểlich bd serie a Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới, đã tổ chức hội thảo :”Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi phát triển cho thuê tài chính ở Việt Nam”.

Dư nợ cho thuê tài chính chỉ chiếm 0,33% dư nợ của nền kinh tế

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hiệp hội Cho thuê tài chính (CTTC) cho biết tiềm năng phát triển ngành CTTC tại Việt Nam là rất to lớn với một nền kinh tế năng động, hơn 800 ngàn doanh nghiệp, hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp… nên nhu cầu về vốn, nhất là vốn trung dài hạn rất cao.

Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam mới có khoảng 10 công ty CTTC đăng ký còn hoạt động. Quy mô dư nợ CTTC còn rất khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa chia sẻ được gánh nặng vốn trung dài hạn với các ngân hàng thương mại; số lượng công ty CTTC còn ít, sản phẩm dịch vụ được phép cung ứng hạn hẹp; doanh nghiệp và người dân biết đến kênh CTTC chưa nhiều…

Điều này đặt ra vấn đề môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý hiện tại đã đủ hấp dẫn để khuyến khích các công ty CTTC thành lập và phát triển chưa? Đây cũng chính là vấn đề hội thảo hôm nay tập trung làm rõ.

Thiếu hành lang pháp lý phù hợp, thị trường cho thuê tài chính khó phát triển

Tổng thư ký Hiệp hội CTTC Việt Nam Phạm Xuân Hòe phát biểu tại hội thảo

Theo ông Phạm Xuân Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội CTTC Việt Nam, thực tế hoạt động của lĩnh vực CTTC những năm qua chỉ có 10 công ty nhưng đã đạt kết quả đáng khích lệ, trở thành kênh cung ứng vốn trung dài hạn có rất nhiều ưu điểm cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tổng tài sản của các công ty CTTC hội viên đạt trên 40 nghìn tỷ, tổng dư nợ cho thuê đạt gần 33 nghìn tỷ đồng nếu tính toán cả các công ty CTTC có mặt trên thị trường thì dư nợ cho thuê đạt khoảng gần 40 nghìn tỷ, bằng 0,33% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bình quân 5 năm gần nhất đạt khoảng trên 1 triệu tỷ đồng/năm; chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, nợ xấu các công ty hầu hết dưới 1%.

Tuy nhiên, hoạt động CTTC còn có những khó khăn hạn chế mà ở đó nguyên nhân quan trọng là từ hành lang pháp lý quy định về hoạt động của CTTC cũng như chính sách về thuế, phí đối loại hình hoạt động cấp tín dụng bằng tài sản đặc thù này.

Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Jinchang Lai, chuyên gia trưởng, Nhóm tư vấn các định chế tài chính khu vực châu Á&Thái Bình Dương, IFC đánh giá quy mô thị trường CTTC Việt Nam còn quá nhỏ, trong khi ở châu Âu, gần 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng dịch vụ CTTC.

Công ty CTTC thực chất chính là các tổ chức cho vay không nhận tiền gửi (NDTL) và ngành này cần được quản lý và thúc đẩy phát triển khác với các định chế tài chính nhận tiền gửi (ĐCTC), chính là các ngân hàng hiện nay. Vấn đề đặt ra hiện nay là liệu Việt Nam đã có nhìn nhận đúng đắn về vai trò của ngành này trong nền kinh tế chưa?

Cần tách bạch việc quản lý, giám sát với lĩnh vực cho thuê tài chính

Theo chuyên gia của IFC, Việt Nam cần có luật cụ thể và tư duy rõ ràng cho sự phát triển của ngành CTTC. Trong trường hợp gộp chung một luật thì cần tách bạch rõ yêu cầu quản lý và giám sát đối với các NDTL.

Thiếu hành lang pháp lý phù hợp, thị trường cho thuê tài chính khó phát triển
Ông Jinchang Lai trình bày tham luận tại hội thảo

Nêu một số quan điểm cơ bản để phát triển thị trường CTTC, ông Jinchang Lai - Chuyên gia trưởng Nhóm tư vấn các định chế tài chính khu vực châu Á & Thái Bình Dương phân tích, những tổ chức cho vay nhận tiền gửi rất cần phải thận trọng vì nhận tiền gửi của người dân, trong khi các NDTL hầu như không phải bảo vệ lợi ích của công chúng và không có rủi ro hệ thống thực sự (trừ một vài rủi ro lớn nhất nếu ngành đã phát triển lớn mạnh). Do vậy, quy định về NDTL không nên mang tính quá thận trọng, trừ một số quy định quan trọng mang tính hệ thống. Thông thường số lượng NDTL hoạt động tối thiểu cần lớn gấp 10 lần so với các ĐCTC nhận tiền gửi. “Nếu những ý tưởng cơ bản này về NDTL chưa bén rễ trong nền kinh tế, ngành CTTC khó có thể phát triển tốt” - ông Jinchang Lai nhấn mạnh.

Hiện tại, khung pháp lý cơ bản về CTTC ở Việt Nam gồm có Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 (về cấp pháp và giám sát), Nghị định 39 năm 2014 (yêu cầu giám sát chi tiết hơn).

Theo các chuyên gia tại hội thảo, để có hành lang pháp lý phù hợp phát triển hoạt động CTTC tại Việt Nam trước tiên cần có định nghĩa phù hợp về CTTC (có thể thực hiện cùng với việc sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng). Đồng thời cần có: quy định cụ thể rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; tích hợp trong khung giao dịch bảo đảm; xử lý hiệu quả tài sản cho thuê; đảm bảo quyền mạnh mẽ của bên cho thuê theo Luật Phá sản, gồm quyền ưu tiên, tự động phong tỏa và đưa vào tài sản phá sản.

Về giao dịch bảo đảm, các chuyên gia nhấn mạnh cần quy định đầy đủ về CTTC khuôn khổ giao dịch bảo đảm, liên quan đến việc bảo vệ bên cho thuê trước thách thức của bên thứ 3. Trước mắt, Bộ Tư pháp nên soạn thảo Nghị định về cho thuê tài chính điều chỉnh các vấn đề liên quan. Về lâu dài, cần có Luật CTTC riêng, nếu không tối thiểu là một mục riêng và rõ ràng về CTTC trong Bộ Luật Dân sự.

Cần có cơ sở pháp lý riêng với thị trường cho thuê tài chính

Theo TS Nguyễn Đình Cung, vấn đề ở đây vẫn là câu chuyện về thể chế. Cách tiếp cận với lĩnh vực này vẫn là chỉ được làm những gì luật cho phép, ở đây thậm chí là theo thông tư cho phép, trong khi quy định của các văn bản luật còn chưa rõ ràng, chồng chéo, nên dễ có sai sót, không ai dám làm, khiến thị trường hầu như không thể phát triển. Để lĩnh vực CTTC phát triển đúng tiềm năng, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng cần một tư duy mới hoàn toàn, một cách tiếp cận khác biệt. Theo đó, không nên gắn với Luật Các tổ chức tín dụng vốn có rất nhiều quy định ràng buộc, mà nên tạo ra một cơ sở pháp lý riêng, một loại nghị định "không đầu" chỉ cho thị trường CTTC.

相关内容
推荐内容