【keo bong da ngay mai】Hậu trường đón người Việt từ Vũ Hán về sân bay Vân Đồn: Chuyện giờ mới kể!

Cúp C2 2025-01-25 15:37:03 38

sân bay vân đồn

Tất cả cán bộ nhân viên làm công tác đón chuyến bay trở về từ Vũ Hán đều phải mặc trang phục bảo hộ. Ảnh: N.A.

Ánh mắt,ậutrườngđónngườiViệttừVũHánvềsânbayVânĐồnChuyệngiờmớikểkeo bong da ngay mai vẫy tay thay lời cảm ơn

Sáng sớm tinh mơ ngày 10/2, Ngô Thanh Tùng cùng đồng nghiệp có mặt tại sân bay từ 1 giờ sáng để đón chuyến bay từ Vũ Hán (Trung Quốc), dự kiến sẽ hạ cánh xuống Vân Đồn lúc 3:35’. Tuy nhiên, lịch thay đổi, hơn 5 giờ chuyến bay mới hạ cánh. Từ 4 giờ, tổ phục vụ chuyến bay đã khẩn trương mặc quần áo bảo hộ. Anh em tự chỉnh quần áo cho nhau. Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh (hiện được điều làm Giám đốc Bệnh viện số 2 điều trị và cách ly bệnh nhân COVID-19) trực tiếp kiểm tra, đủ điều kiện an toàn mới cho làm việc. Sau đó, Tùng vào vị trí đứng dưới chân xe thang, nơi đón hành khách từ máy bay bước xuống sân bay.

Hậu trường đón người Việt từ Vũ Hán về sân bay Vân Đồn: Chuyện giờ mới kể!
Tôi tin rằng, Thủ tướng Chính phủ và Cục Hàng không Việt Nam không ngẫu nhiên chọn Sân bay Vân Đồn là địa điểm đón người Việt Nam về từ vùng dịch. Có thể là vì Vân Đồn là sân bay có vị trí địa lý tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, ngoài ra nơi đây cũng là sân bay mới với trang thiết bị hiện đại, số chuyến bay không quá đông và các quy trình đạt chuẩn mực tối ưu nhất để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ông Phạm Ngọc Sáu

Là người tiếp cận hành khách ở vị trí rất gần, khi khách bước từ máy bay xuống thang, Tùng cảm nhận rõ sự vui mừng, hạnh phúc của những công dân Việt Nam khi vừa thoát khỏi vùng dịch, trở về quê hương, dù đó chỉ là ánh mắt nhìn qua bộ đồ bảo hộ to sụ.

“Lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vì đã cùng anh em góp một phần bé nhỏ trong việc hỗ trợ đón đồng bào mình từ vùng dịch về. Nhưng xen vào đó là đôi chút lo lắng nếu chẳng may đồng bào mình có ai đó bị làm sao và mình hay đồng nghiệp có nguy cơ lây nhiễm. Tâm lý này dần được tháo gỡ khi những ngày sau đó, cơ quan y tế thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của nhân viên sân bay và đến hôm nay mọi người vẫn khỏe mạnh” - Tùng chia sẻ.

Trước đó, chàng trai độc thân công tác tại sân bay từ những ngày đầu tiên sau khi sân bay khánh thành đã giấu gia đình việc mình sẽ tham gia phục vụ chuyến bay “đặc biệt” này. Tùng sợ nếu nói ra bố mẹ sẽ can ngăn. Tầm 7h sáng hôm đó, sau khi chuyến bay đã hạ cánh an toàn, mọi việc suôn sẻ, Tùng mới gọi điện về nhà, nói, con vừa đón một chuyến bay đưa người Việt ở Vũ Hán về.

Cũng thuộc số ít người có mặt trong khoảnh khắc ngắn ngủi đón 30 hành khách Việt Nam đặt chân về quê hương sau khi thoát khỏi vùng dịch, nhiệm vụ của anh Trình Hồng Như - Giám sát hạ tầng khu bay, là đảm bảo an toàn cho chuyến bay khi cất hạ cánh, tìm vị trí đỗ, chuẩn bị trang thiết bị cho tàu bay. Thời điểm máy bay hạ cánh, tuy trời vẫn mờ tối nhưng anh Như vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự phấn chấn của những vị khách đầu tiên đặt chân xuống máy bay.

“Đồng bào mình lúc đó vẫy tay chào. Khoảnh khắc đó gây xúc động cho toàn thể những người có mặt. Mặc dù không tiếp xúc với nhiều người nhưng qua cái vẫy tay, tôi cảm nhận được đó là lời cảm ơn của những người vừa ra khỏi tâm dịch. Họ cảm ơn đội ngũ nhân viên sân bay, cũng là cảm ơn Nhà nước đã hỗ trợ họ về nước” - anh Như chia sẻ và không giấu được xúc động khi nhớ lại.

Theo anh Như, trước khi thực hiện nhiệm vụ, bố mẹ hai bên nội ngoại liên tục gọi điện dặn dò biện pháp phòng hộ. Bản thân anh cũng có chút lo lắng, thậm chí tâm sự với vợ rằng sau khi đón chuyến bay xong sẽ tự cách ly gia đình. Nhưng tham gia các cuộc họp, nắm được hết quy trình, công tác sàng lọc, sắp xếp công dân, phương tiện bảo hộ, khử trùng…thì anh đã yên lòng hơn nhiều vì mọi việc chuẩn bị rất chu đáo.

sân bay vân đồn
Từ 4h sáng, nhân viên Sân bay Vân Đồn đã được hướng dẫn mặc đồ bảo hộ để đón chuyến bay trở về. Ảnh: N.A

Ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc sân bay Vân Đồn chia sẻ thêm: “Ai cũng lo lắng khi trực tiếp phục vụ các chuyến bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Là lãnh đạo, chúng tôi không yêu cầu nhân viên của mình dấn thân vào những công việc nguy hiểm mà không có biện pháp phòng hộ, bảo vệ. Chúng tôi phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp an toàn nhất, động viên anh em, đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn rõ ràng để anh em yên tâm. Ngoài ra, với chuyến bay đặc biệt vừa rồi, tôi đã quyết định phải giảm số lượng nhân viên tham gia tiếp xúc trực tiếp đến mức tối thiểu cho phép. Tất cả anh em đều được bảo vệ và được khử trùng chặt chẽ. Mọi người đều hiểu được rằng đây không chỉ là công việc mà còn là sứ mệnh cùng nhau thực hiện trách nhiệm với xã hội, với đồng bào mình”.

“Quy trình đặc biệt”

HVN68 với sân bay Vân Đồn được coi là chuyến bay đặc biệt, không chỉ bởi việc áp dụng một quy trình riêng biệt (máy bay phải đậu ở ngoài bến đỗ, sử dụng xe thang cho hành khách xuống để đưa vào khu vực dành riêng ngoài trời làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hải quan), thì với đội ngũ nhân sự đang làm việc tại sân bay còn đặc biệt ở nhiều điểm khác.

sân bay vân đồn
Toàn bộ khu vực đón hành khách đều được xịt khử trùng. Ảnh: N.A

Anh Ngô Thanh Tùng cho rằng, đây là dịp giúp anh trang bị những kinh nghiệm quý giá khi tham gia vào quy trình phòng chống dịch, từ cách mặc trang phục bảo hộ thôi cũng phải rất chuẩn xác “từng milimet”. Nhất là lúc tháo bộ đồ bảo hộ ra, tưởng đơn giản nhưng đó lại là việc quan trọng nhất để tránh lây nhiễm, nếu như không cởi ra đúng cách. Trước đó, anh em trong đội phục vụ đã được bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng hướng dẫn chi tiết cách mặc bộ đồ này.

Còn với anh Trình Hồng Như, việc đón chuyến bay từ Trung Quốc là “đặc vụ” đáng nhớ nhất trong đời. Bởi cách mà anh và các đồng nghiệp giao tiếp với nhau không giống lúc bình thường. Sau khi tất cả mặc đồ bảo hộ kín mít, việc nhận ra nhau không hề dễ. Để phân biệt đội phục vụ của sân bay với tổ bay và hành khách (đều mặc bảo hộ), các anh em trong đội giám sát hạ tầng khu bay đã nghĩ ra “sáng kiến” buộc dây băng rôn màu tím trên tay để phân biệt ai là “người nhà mình”.

“Khó khăn nhất chính là việc nhận biết nhau để trao đổi thông tin xử lý tình huống. Rất may hôm đó không phát sinh sự cố gì. Còn chúng tôi có được trải nghiệm tham gia vào một chiến dịch của Nhà nước”, anh Như nhớ lại.

sân bay vân đồn
Xe chở hành lý cũng được xịt khử trùng khi đón chuyến bay. Ảnh: N.A

Giám đốc Phạm Ngọc Sáu cũng nhớ lại: “Không phải mọi thứ đều sẵn sàng cả đâu, nhất là thuốc khử trùng tàu bay. Đây là hạng mục mà đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế cung cấp. Tuy nhiên, thời điểm đó phía bên kiểm dịch y tế quốc tế cũng không có sẵn, vì đây là thuốc nhập khẩu đặc chủng dành riêng cho máy bay. Do vậy, chúng tôi cùng với Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế tỉnh Quảng Ninh đã phải tìm mọi cách để có đủ cơ số thuốc chuyển về ngay trước đó”.

“Hiện tại số lượng thuốc vẫn đủ để đảm bảo sát trùng cho các chuyến bay tiếp theo. Lực lượng có mặt tại sân bay Vân Đồn trải qua đợt “sát hạch” vừa rồi, nay đã sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống trong các chuyến bay đưa người Việt từ vùng dịch về nước tới đây” – ông Sáu cho biết thêm./.

N.A

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/494b299020.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ

Thành phố Vị Thanh cần tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các dự án

Huyện Châu Thành A cần tập trung thu ngân sách đạt chỉ tiêu đề ra

Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn

Kiên cường thời chiến, cống hiến thời bình (Bài cuối)

Biến khó khăn, thách thức thành động lực để vươn lên

Phổ biến chính sách khuyến công tại các địa phương

友情链接