Đinh Thị Thu Huyền (SN 1993,ôgáiMườngbiếnvườnhoangthànhnôngtrạihútkháchsốngảoởNinhBìbảng xếp hạng bóng đá thụy điển người Mường) ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, Ninh Bình từng làm việc tại Trung tâm bảo tồn (Vườn quốc gia Cúc Phương) trước khi xây dựng địa điểm check-in của riêng mình.
Chị Huyền kể, năm 2019, trong lúc đi giảng dạy cho học sinh về bảo tồn ở Thanh Hóa, chị gặp tai nạn giao thông dẫn đến gãy chân. Chị Huyền nghỉ việc 8 tháng chữa trị, tập đi lại. Sau khi hồi phục, do sức khỏe yếu nên chị Huyền phải từ bỏ công việc của mình.
Cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác lại mở ra với chị Huyền. Năm 2021, sau thời gian tìm hiểu, cô gái Mường lên ý tưởng khởi nghiệp là xây dựng một địa điểm check-in cho khách du lịch. Nói là làm, chị bàn với chồng mượn gần 1ha đất của bố mẹ đẻ để cải tạo, xây dựng.
Sau khi lên ý tưởng thiết kế, chị Huyền vay mượn tiền của người thân cải tạo lại vườn, trồng cỏ, xây dựng khu tiểu cảnh ngoài trời, khu chăn nuôi gia súc. Chị dựng một chiếc cối xay gió khổng lồ, màu sắc sặc sỡ để tạo điểm nhấn cho nông trại.
"Tôi tự lên ý tưởng, cải tạo, trang trí và thiết kế không gian phù hợp với khu vườn của gia đình. Từ nhỏ tôi đã thích những cánh đồng hoa, cối xay gió ở Hà Lan nên tôi lấy tên gọi là nông trại cối xay gió”, chị Huyền chia sẻ.
Thế nhưng, việc xây dựng và duy trì nông trại không dễ dàng.
Khi nông trại vừa hoạt động được vài hôm, chị Huyền phải đóng cửa (tháng 4/2021) do dịch bệnh Covid-19. Không những thế, Huyền bỏ ra số tiền 50 triệu đồng để mua dúi giống về nuôi nhưng được một thời gian dúi chết hết không rõ nguyên nhân.
Thấy nhiều điểm du lịch có cừu, dê, Huyền lại tiếp tục mua 40 con cừu (170 triệu đồng) từ Ninh Thuận về cho khách check-in. Do không hợp khí hậu và mua phải cừu già nên cừu chết gần hết.
“Khi bước chân vào khởi nghiệp, tôi phấn chấn, kỳ vọng vô cùng. Nhưng rồi sau khi dúi, cừu, ngựa chết... tôi chỉ biết ôm mặt khóc nức nở, cơm nước cũng chẳng buồn ăn", chị Huyền nhớ lại.
Dẫu vậy, cô gái Mường không nản chí. Từ những thất bại, chị Huyền tự đúc rút kinh nghiệm trong việc chọn con giống, chăm chút cho động vật trong nông trại. Dần dần, nông trại trở nên đa dạng, phong phú hơn, thu hút du khách tới thăm, check-in.
Theo chị Huyền, mỗi năm nông trại đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, sử dụng các dịch vụ tại chỗ. Ước tính doanh thu 500-600 triệu đồng mỗi năm. Dịp lễ, tết, lượng khách đông, nông trại cũng tạo thêm công ăn việc làm cho bà con trong khu vực.
Hiện nay, du khách thường xuyên chia sẻ những bức ảnh về khu vườn của chị Huyền trên mạng xã hội. Cô chủ người Mường cũng chịu khó cập nhật những tiểu cảnh mới như xích đu, ngôi nhà đất, nấc thang lên thiên đường, cây cột treo dreamcatcher (người bắt giấc mơ)... thu hút khách.
Tại đây, chị Huyền cũng mở thêm dịch vụ cho thuê trang phục, chụp ảnh, phục vụ ăn uống. Chị dự tính trong thời gian tới sẽ mở rộng khu vườn để phục vụ du khách ăn uống và nghỉ dưỡng.
Trần Nghị