当前位置:首页 > La liga

【kêt qua bong hôm nay】Thảo luận dự Luật Đầu tư sửa đổi: “Nóng” chủ đề các ngành nghề cấm kinh doanh

thao luan du luat dau tu sua doi nong chu de cac nganh nghe cam kinh doanhQuốc hội đã thông qua dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
thao luan du luat dau tu sua doi nong chu de cac nganh nghe cam kinh doanhQuốc hội thảo luận các dự thảo Luật sửa Luật Phòng,Nóngkêt qua bong hôm nay chống thiên tai, Luật Đê điều và Luật Xây dựng
thao luan du luat dau tu sua doi nong chu de cac nganh nghe cam kinh doanhLuật Đầu tư (sửa đổi): Nhà đầu tư thực hiện trái cam kết phải thu hồi ưu đãi?
thao luan du luat dau tu sua doi nong chu de cac nganh nghe cam kinh doanhQuy định làm thêm giờ trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp dễ phạm luật
thao luan du luat dau tu sua doi nong chu de cac nganh nghe cam kinh doanh
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) phát biểu.

Cấm hay quản dịch vụ đòi nợ thuê?

Về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6 dự thảo Luật), một số đại biểu Quốc hội cho rằng, không nên đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thay vào đó, cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) cho rằng, đây là hoạt động kinh doanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy, nhiều người cho vay không đòi được nợ dẫn đến truy sát cả gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm. Bởi nếu kiện ra tòa mất rất nhiều thời gian và chi phí kiện tụng không phải là nhỏ. Nếu như người đi vay bị xử đi tù, món nợ cũng không đòi được.

“Quy định này có ngăn chặn được đòi nợ thuê xảy ra khi hàng loạt công ty tài chính mọc lên như nấm với chức năng là cho vay nặng lãi sau đó là đòi nợ thuê. Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải vào cuộc và có chế tài quản lý chặt chẽ, truy tố hình sự đối với những người đòi nợ thuê có hành vi côn đồ chứ không phải quản lý không được rồi ngăn chặn hoặc cấm” – bà Thơ nói.

Khác quan điểm, đại biểu Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận) lại cho rằng, đòi nợ là vấn đề khó trong giao dịch dân sự, hợp đồng kinh tế. Trong thực tế, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành, một số tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định pháp luật, dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực.

Nhiều nơi lợi dụng đăng ký dịch vụ kinh doanh đòi nợ để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Một số đối tượng đòi nợ thuê đã bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, thậm chí có vụ dẫn đến chết người; phổ biến là hành vi đe dọa người thân, cha mẹ con nợ.

“Những hành vi này gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng rất xấu tới an ninh, trật tự địa phương nhưng lực lượng Công an rất khó xác định đối tượng và phát hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Việc quy định kinh doanh đòi nợ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng thiếu những quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều kiện tuân thủ pháp luật... là một trong những nguyên nhân phát sinh tín dụng đen" – bà Huyền phân tích và cho rằng nếu đưa ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế được hoạt động tín dụng đen vì việc đòi nợ thuê đã bị cấm, mọi hành vi đòi nợ thuê đều vi phạm pháp luật và bị xử lý.

Bổ sung điều kiện kinh doanh nước sạch

Dẫn chứng vụ việc nước sạch sông Đà bị “đầu độc” thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hòa) đề nghị bổ sung ngành sản xuất kinh doanh cấp nước sạch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo bà Thu, nước sạch là loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống con người và phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp nước sạch phải chịu sự kiểm soát của nhà nước nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong cung cấp nước sạch cho người dân cũng như bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đơn vị kinh doanh đầu tư, cung cấp nước sạch.

Cũng liên quan đến vấn đề xã hội, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đề nghị cấm việc kinh doanh bào thai, bóng cười, shisha.

Hiện nay, việc kinh doanh các mặt hàng trên chưa được pháp luật về đầu tư quy định danh mục ngành nghề cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện. Hoạt động mua bán, sản xuất những thứ trên gây nguy hiểm cho xã hội nhưng cơ quan chức năng vẫn túng túng trong xử lý, nguyên nhân chủ yếu là do khoảng trống trong quy định của pháp luật, còn có lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước và do thiếu vắng các chế tài xử phạt.

Xác định khoảng trống pháp luật trên chính là nguyên nhân dẫn đến hành vi mua bán các mặt hàng nguy hiểm cho xã hội nói trên, đại biểu đề nghị đưa cấm kinh doanh bào thai, bóng cười, shisha vào trong Luật Đầu tư sửa đổi lần này. Vì đây là việc “hết sức cấp bách và cần thiết, vừa bảo vệ tính mạng sức khỏe cho con người, vừa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm ở nước ta hiện nay”.

分享到: