当前位置:首页 > La liga > 【ket qua bong da giao huu cau lac bo】Pháp luật không thể theo kịp khoa học công nghệ, cần các ngoại lệ đặc thù

【ket qua bong da giao huu cau lac bo】Pháp luật không thể theo kịp khoa học công nghệ, cần các ngoại lệ đặc thù

2025-01-10 17:18:32 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777
Phát triển khoa học,ápluậtkhôngthểtheokịpkhoahọccôngnghệcầncácngoạilệđặcthùket qua bong da giao huu cau lac bo công nghệ để nhân dân được hưởng thành tựu tương đương các nước
Thông qua đề nghị xây dựng luật sửa 10 luật để khơi thông đầu tư, kinh doanh
Thủ tướng yêu cầu 10 Bộ rà soát pháp luật tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật cho Cách mạng 4.0. Ảnh: H.Dịu
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cho Cách mạng 4.0. Ảnh: H.Dịu

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách “Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Cách đây 2 năm, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0). Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định có nội dung chính sách về lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi số, giao dịch điện tử trong nhiều lĩnh vực như Chính phủ số, an toàn thông tin mạng, chuyển đổi số…

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế (Bộ Tư pháp) nhận định, về thể chế trong bối cảnh Cách mạng 4.0, có 2 vấn đề chính cần quan tâm là pháp luật và tổ chức pháp luật. Pháp luật không bao giờ theo kịp sự vận động của khoa học công nghệ, nên phải dùng các quy định của pháp luật hiện hành cộng thêm các ngoại lệ đặc thù để điều chỉnh, quản lý một số mô hình kinh doanh mới. Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc áp dụng pháp luật như thế nào, điều này đòi hỏi người áp dụng và thi hành phải hiểu về công nghệ và các đặc thù của Cách mạng 4.0 để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nói cụ thể hơn về những thay đổi của pháp luật, theo PGS.TS. Trần Văn Nam, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhiều văn bản pháp lý của Việt Nam đang từng bước được ban hành để điều chỉnh quan hệ của các chủ thể tham gia cuộc Cách mạng 4.0 tại các văn bản Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng…

Tuy nhiên, ông Trần Văn Nam cho rằng, Luật An ninh mạng dù có hiệu lực từ đầu năm 2019 nhưng hiện vẫn chưa có nghị định chi tiết hướng dẫn về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nên chưa hướng tới thực hiện triệt để quy định “thông tin người dùng Việt Nam chỉ được tồn tại trong lãnh thổ Việt Nam”, nhằm bảo vệ thông tin người tiêu dùng có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát các giao dịch xuyên biên giới tốt hơn.

Nói về chính sách pháp luật trong thị trường số, ông Ngô Đức Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho hay, các chính sách về nền kinh tế chia sẻ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số vẫn còn nhiều nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thành quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc xây dựng chính sách cần theo dõi, giám sát về tính thống nhất, đan xen và bổ trợ cho nhau nhằm giúp các chiến lược phát triển mang tầm nhìn dài hạn.

Cũng tại Tọa đàm, đại diện Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp đã đề cập đến khung khổ pháp luật của Hợp đồng thông minh - là những thỏa thuận được tự động thực thi bằng các máy tính đã và đang được phát triển hoặc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chuỗi cung ứng, giao thông… Hiện khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng và giao dịch điện tử đã khá đầy đủ, tuy nhiên, vị này cho rằng có thể nên sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo yêu cầu hội nhập, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, trong đó ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân cần được xem là một ưu tiên. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần mạnh dạn chấp nhận các mô hình kinh doanh mới và các công nghệ mới bằng cách tiếp cận mới trong quản lý như áp dụng khung pháp lý thử nghiệm (Sandbox).

Trong đó, PGS.TS. Trần Văn Nam đã nêu lên giải pháp để hạn chế tối đa việc thất thoát thuế. Đó là cần bổ sung quy định đơn vị cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử có tính đa quốc gia phải thành lập chi nhánh tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện thuế tại Việt Nam thì mới có thể vào thị trường Việt Nam khai thác. Cơ quan chức năng nên thực hiện thu thuế theo quy định về thuế nhà thầu và tiến hành hoàn thuế khi các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh mình đã thực hiện các nghĩa vụ thuế đó tại nước sở tại để đảm bảo thực hiện đúng quy định về Hiệp ước chống đánh thuế hai lần mà Việt Nam tham gia ký kết.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读