【link xem ngoại hạng anh】Tại sao ăn nhiều dứa khiến bạn ngứa và rát lưỡi?
Dứa là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh hương vị thơm ngon mọng nước,ạisaoănnhiềudứakhiếnbạnngứavàrátlưỡlink xem ngoại hạng anh dứa chứa các chất có hoạt tính chống viêm.
Tuy nhiên ăn dứa cũng có thể khiến chúng ta có các phản ứng bất lợi như kích ứng niêm mạc, hội chứng dị ứng miệng hoặc phản vệ sau ăn dứa.
Quá trình thăm khám, TS.BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng tiếp nhận bệnh nhân bị phản vệ nguy kịch sau khi ăn dứa.
Theo TS.BS Khánh, phản ứng thường gặp nhất là kích ứng niêm mạc. Do trong dứa có chứa bromelian - một loại enzyme phân hủy protein ở niêm mạc lưỡi, má.
Bởi vậy, khi chúng ta ăn nhiều dứa thường xuất hiện triệu chứng ngứa, rát lưỡi. Phản ứng này sẽ hết khi các tế bào của cơ thể tự chữa lành. Điều này khiến dứa thường được nấu kèm với thịt, làm mềm thịt cũng như tăng hương vị cho món ăn.
Tuy nhiên, ở những người có cơ địa dị ứng, sau ăn dứa có thể xuất hiện hội chứng dị ứng miệng hoặc phản vệ nguy kịch. Người bệnh có nguy cơ ngứa, sưng, miệng, lưỡi, hầu họng, mày đay, phù mạch, nôn mửa, khó thở thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Về nguyên nhân dị ứng dứa, TS.BS Khánh phân tích, các phản ứng dị ứng với dứa bao gồm hội chứng dị ứng miệng và phản vệ.
Hội chứng dị ứng miệng là tình trạng người bệnh có dị ứng với phấn hoa từ trước, phấn hoa này có cấu trúc tương đối giống profilin (Ana c1) - một loại protein có trong dứa.
Điều này gây hiện tượng dị ứng chéo. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa, sưng môi lưỡi và hầu họng khi ăn dứa. May mắn là profilin không bền với nhiệt và bị phá hủy khi nấu ăn, bởi vậy người bệnh vẫn có thể ăn các món có dứa đã được nấu chín.
“Phản vệ với dứa là tình trạng dị ứng do quá trình phân hủy tế bào mast qua trung gian IgE. Người bệnh có thể có biểu hiện mày đay, phù mạch, ho, khó thở, nôn, tụt huyết áp.
Để phòng tránh phản vệ với dứa, người bệnh tuyệt đối không được ăn dứa và được hướng dẫn sử dụng bút tiêm Adrenalin tự động (được dùng để xử trí khẩn cấp các phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng như sốc phản vệ do thức ăn, thuốc hoặc côn trùng cắn) trong trường hợp cấp cứu”, TS.BS Khánh cho biết.
TS.BS Khánh thông tin thêm dị ứng, phản vệ với các loại thực phẩm khá thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi gia đình Việt nên hiểu được tầm quan trọng của việc có một tủ thuốc chứa thuốc chống dị ứng trong nhà cũng như được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc đó trong các trường hợp khẩn cấp trước khi đến viện.
Một số cách đơn giản để người dân nhận biết, phòng tránh và xử lý tình huống bao gồm:
- Bạn cần nhận biết các triệu chứng dị ứng với thức ăn bằng cách quan sát. Người bệnh sau khi ăn các thực phẩm lạ, nghi ngờ gây dị ứng có thể xuất hiện các biểu hiện:
+ Da, niêm mạc: ban đỏ, ngứa, mày đay, sưng phù môi, mắt, lưỡi
+ Đường thở: Chảy nước mũi, ngạt mũi, thở nhanh, nghẹn họng, khó thở
+ Đường tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng
+ Tim mạch: Mạch nhanh, huyết áp tụt
+ Ý thức: chóng mặt, lơ mơ, ngất xỉu
Khi có biểu hiện ở từ hai cơ quan trở lên, ví dụ biểu hiện da và đường thở, người bệnh có thể đang gặp tình trạng sốc phản vệ và cần được cấp cứu. Lúc này bạn nên:
+ Cho người bệnh ngừng tiếp xúc ngay lập tức với thức ăn gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng
+ Gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ
+ Nếu người bệnh từng được chẩn đoán dị ứng và có bút tiêm tự động adrenalin, hãy giúp họ sử dụng bút tiêm nếu cần
+ Cố gắng giữ người bệnh bình tĩnh
+ Cho người bệnh nằm ngửa, nâng cao chân của họ
+ Cho người bệnh nằm nghiêng nếu họ bị nôn
+ Nới lỏng quần áo của người bệnh để họ thở dễ dàng
Tại sao nhiều người đau đầu, chóng mặt khi ngửi mùi hoa sữa?Loài hoa đặc trưng của mùa thu lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi khiến họ cảm thấy đau đầu, khó chịu thậm chí chóng mặt và buồn nôn.本文地址:http://game.marimbapop.com/html/493c297182.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。