当前位置:首页 > Cúp C1

【ty le keo chau au】Đến 30% công, viên chức nhà nước có chất lượng lao động thấp

đại biểu Hà

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn Hà Nội). Ảnh TTXVN

Tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015,Đếncôngviênchứcnhànướccóchấtlượnglaođộngthấty le keo chau au nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại về những thách thức của nền kinh tế trong thời gian tới như năng suất lao động thấp, chất lượng nguồn nhân lực yếu, thiếu, đầu tư khoa học công nghệ ít được quan tâm ..., dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp.

Thiếu nguồn lao động chất lượng cao

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) bày tỏ, có đến 50% lao động chưa qua đào tạo, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapre 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 so với Thái Lan.

Lao động Việt Nam tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo; hệ thống giáo dục đào tạo thiên về lý thuyết hơn là kỹ năng; việc tổ chức lao động chưa khoa học; Bộ máy hành chính của chúng ta thì quá cồng kềnh và hiệu quả năng suất lao động thấp, có tới 1/3 công chức sáng "cắp ô" đi tối "cắp ô" về, tiêu tốn một nguồn chi khổng lồ của ngân sách.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, cuối năm 2015 cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực, cho phép lao động có tay nghề cao của 10 quốc gia thành viên ASEAN được di chuyển tự do hơn trong khu vực. Vậy chiến lược của chúng ta khi hội nhập thị trường lao động rộng lớn này ra sao. Rất có thể yếu tố giá rẻ của lao động Việt Nam cũng không còn đủ sức cạnh tranh ngay trên sân nhà?

"Vì vậy, tôi đề nghị đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề tái cơ cấu nguồn nhân lực một cách nghiêm túc. Bởi nguồn nhân lực có chất lượng chính là chìa khóa cho tăng trưởng bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, đại biểu Thường nhấn mạnh.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, trong 14 chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và duy nhất 1 chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đạt ra tại báo cáo của Chính phủ là tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) chia sẻ, 9 tháng đầu năm tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 47,8%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm chậm quá trình tái cơ cấu, cải thiện sức cạnh tranh mà còn cảnh báo khó đạt chỉ tiêu cho năm 2015 và những năm sau.

"Có đến 25 đến 30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng thấp, không hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng lại khó tinh giản hoặc bố trí việc khác", đại biểu Hà bày tỏ.

Đại biểu Phạm Văn Quý (Nghệ An) cho rằng, năng suất lao động của người Việt Nam còn thấp, vì chất lượng giáo dục chưa cao, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý. Phần lớn người lao động khi tốt nghiệp trường đào tạo nghề còn thiếu về kỹ năng. Chưa đầu tư nhiều cho khoa học và đưa khoa học vào sản xuất, chỉ gia công là chính.

Đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) đề nghị: Chúng ta cần phải xem năng suất lao động thấp ở khu vực nào, lĩnh vực nào? Thời gian tới Chính phủ nên có đề án, đưa ra nghị quyết nâng cao năng suất lao động vì sự phát triển của đất nước, vì công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Đề nghị đưa đầu tư KHCN là một chỉ tiêu phát triển KT- XH

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) cho rằng, khoa học công nghệ (KHCN) và giáo dục là quốc sách hàng đầu và các nước phát triển cũng đi lên từ KHCN. Những năm qua, Chính phủ đã quan tâm đến lĩnh vực này nhưng đầu tư ngoài nhà nước hầu như chưa có. Dù Luật quy định DN trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư KHCN, nhưng còn ít DN thực hiện. Số nhà khoa học rất ít, máy móc sử dụng là nhập khẩu (76% nhập từ năm 80 – 90), đã hết khấu hao nên không có được những sản phẩm tầm cỡ quốc tế. Trong đó, chỉ có 7% người Việt Nam được đánh giá là có phẩm chất sáng tạo.

“Tôi đề nghị đưa đầu tư KHCN là một chỉ tiêu phát triển KT- XH hàng năm”, đại biểu Thanh nhấn mạnh.

Còn theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, trình độ công nghệ Việt Nam đang sử dụng thấp nhiều so với các nước trong khu vực. Hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm. Tỷ trọng sử dụng các ngành công nghệ cao chỉ chiếm 12% đến 13%, công nghệ trung bình khoảng 10%, công nghệ thấp chiếm trên 60%. Trong khi các quốc gia trong khu vực đều có ngành công nghệ trung cao chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu.

Điều này phản ánh sự tụt hậu khá xa của Việt Nam về năng lực cạnh tranh công nghệ. Đại biểu Thường mong muốn Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến đầu tư cho KHCN./.

Hồng Chi

分享到: