当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【cúp epl】'Nổi da gà' với đặc sản đậu phụ 'địa ngục', mọc lông trông như mốc 正文

【cúp epl】'Nổi da gà' với đặc sản đậu phụ 'địa ngục', mọc lông trông như mốc

来源:Empire777   作者:Cúp C2   时间:2025-01-11 04:10:46

Đặc sản đậu phụ 'mọc lông'

Đậu phụ lông được mệnh danh là một trong những mỹ thực nổi tiếng nhất của tỉnh An Huy,ổidagàvớiđặcsảnđậuphụđịangụcmọclôngtrôngnhưmốcúp epl Trung Quốc. Tuy là món khoái khẩu của người dân địa phương nhưng nó khiến khách nước ngoài hay vùng khác e sợ, dè chừng vì ngoại hình... nhìn như nấm mốc.

Bề ngoài miếng đậu được bao phủ bởi lớp lông tơ dày, dài, trắng, mềm mịn, giống như nấm mốc xuất hiện ở các món ăn bị ôi thiu, hư hỏng. Món đậu lông còn có mùi khó ngửi, sộc thẳng vào khứu giác khiến nhiều du khách... muốn ói ngay tại chỗ.

Thế nhưng, những sợi lông trắng này không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, mà còn làm cho lớp vỏ đậu phụ càng giòn xốp, thơm ngon khi chiên. Trong quá trình lên men đậu phụ, protein thực vật được chuyển hóa thành axit amin và tạo thành những lớp lông tơ trắng mịn như nấm mốc.

{ keywords}

Món đậu phụ lông nổi tiếng của tỉnh An Huy, Trung Quốc (Ảnh: Wow Special Foodie)

Người dân An Huy đặt tên đậu phụ lông theo màu sắc, gồm 4 loại: đậu phụ lông vũ, lông chuột, lông thỏ và lông bông gòn.

Tùy khí hậu của từng mùa cùng với cách căn nhiệt độ mà mẻ đậu phụ có chất lượng, màu lông khác nhau. Lông vũ dài màu tím nhạt, lông chuột ngắn màu ngả xám, lông thỏ ngắn mảnh màu trắng, lông bông dài hơn lông thỏ một chút, màu trắng và cuộn như bông gòn. 

Mùa hè, thời gian làm đậu phụ lông khá nhanh, chỉ khoảng 3 ngày. Nhưng vào mùa đông, phải mất gần 1 tuần mới làm lớp lông mọc lên, phủ đều khắp bề mặt đậu. Sau đó, người ta phơi đậu ra nắng rồi ngâm trong hạt dầu cải để bảo quản món ăn được lâu hơn.

Quá trình làm món đậu phụ lông đòi hỏi người thợ khéo léo, cần nhiều năm kinh nghiệm để thành công. 

{ keywords}

Những quán vỉa hè sẽ bán đậu phụ lông theo vỉ, xắt nhỏ, trộn bột ớt, muối và rưới chút rượu trắng (Ảnh: China Discovery)

Đặc sản đậu phụ "địa ngục", cá "giãy đành đạch" chờ bị luộc chín

Dojo Tofu - đậu phụ cá chạch là một trong những món ăn nổi tiếng ở Nhật Bản nhưng cũng là một trong những món ăn gây tranh cãi nhất trên thế giới.

Thoạt nghe, món ăn không có gì đặc biệt khi được miêu tả rằng: những con cá chạch đã chín, nằm gọn trong một miếng đậu phụ to bản. Nhưng, nếu chứng kiến quá trình chế biến món đậu phụ này, thực khách "yếu tim" chắc sẽ chẳng dám ăn.

Bên cạnh cái tên dojo tofu, người phương Tây thường gọi món này là “Baby Eel Tofu”, do được tạo thành từ hai nguyên liệu chính: cá chạch con (dojo) và đậu phụ.

Món ăn này được chế biến như sau: cho nước nguội vào nồi và thả những con chạch nhỏ vào chung để chúng tung tăng bơi lội trong làn nước mát.

Khi nước bắt đầu nóng dần lên, đặt một miếng đậu phụ vào giữa nồi. Ngay lập tức, những con chạch để tránh bị luộc chín sẽ điên cuồng lao vào miếng đậu mà không biết rằng chúng sẽ bị "nhốt" trong đó, bị luộc chín tới chết.

{ keywords}

Cách chế biến món đậu phụ cá chạch của Nhật Bản khiến thực khách rùng mình (Ảnh: Xiaowukeji)

Chúng phải trải qua ba tầng địa ngục: đun sống trong nước nóng, bị khóa chặt trong miếng đậu phụ và bị luộc chín khi vẫn còn thoi thóp. Đây là món ăn khiến dư luận tranh cãi dữ dội. Nhiều người gọi đây là món ăn "độc ác".

Trước đây, một chương trình truyền hình Nhật Bản từng thử quay món đậu phụ địa ngục và thu hút nhiều người theo dõi. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn phát sóng, chương trình buộc phải tạm dừng vì người xem quá phẫn nộ với cảnh tượng những con cá chạch giãy giụa tới chết và bị luộc chín.

Đậu phụ thối đen như mực

Tại Trung Quốc có một món ăn truyền thống mang tên đậu phụ thối hỏa cung điện. Chúng có bề ngoài đen như mực, mùi "thum thủm" bốc lên nhưng bên trong được ví mềm như nhung. Món ngon độc đáo này chỉ có ở thành phố Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc.

Nguyên liệu chính của món ăn này là đậu phụ nước làm từ đậu tương, sau khi ngâm trong dung dịch nước muối đặc biệt nửa tháng thì lấy ra, dùng dầu cây trà chiên lên trên lửa nhỏ, rồi cho thêm dầu mè và sốt tương ớt. 

Bình thường, đậu phụ được ngâm trong nước muối từ 5 đến 10 ngày, riêng đậu phụ nơi đây lại được ủ đến 15 ngày. Thời gian ngâm ủ dài hơn làm cho miếng đậu phụ không còn có màu vàng nữa, mà chuyển sang màu đen nhánh như mực.

{ keywords}

Món ăn có màu sắc lạ mắt và mùi hương đặc trưng (Ảnh: haosou.com)

Nhiều du khách ban đầu e dè với vẻ ngoài xấu xí và mùi "thum thủm" của món ăn nhưng sau khi thử thì thứ mùi khó chịu lại mất đi, thay vào đó là hương thơm nồng cùng vị béo ngậy, non mềm hòa quyện cùng với lớp vỏ giòn tan .

Hương vị đặc biệt của món ăn có được là do trong dung dịch nước muối ngâm đậu phụ. Người nấu cho thêm các nguyên liệu như măng tươi, đậu nành lên men đặc biệt của vùng Lưu Dương, nấm hương và rượu trắng thượng hạng.

Trang Vũ (Tổng hợp)

 

标签:

责任编辑:Thể thao