【nhận định bayern munich vs】Đỡ đần hộ nghèo

作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 05:27:54 评论数:

Nhờ thực hiện nhiều mô hình làm ăn thiết thực,Đỡđầnhộnhận định bayern munich vs cùng sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, cộng đồng, nhiều hộ nghèo đã vượt khó vươn lên ổn định cuộc sống.

Bà Hương đã nhiệt tình giúp đỡ nhiều người thực hiện mô hình trồng hoa kiểng để bán, nhờ đó thoát được cảnh nghèo.

Đến nhà bà Phan Thị Thanh Hương, ở ấp 1, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ vào buổi xế chiều, lúc này bà Hương cùng chồng là ông Hồ Ngọc Hùng đang tưới nước cho các chậu hoa kiểng được trồng trước nhà. Ngừng công việc, bà Hương bộc bạch: “Nhờ nghề trồng hoa này, gia đình tôi mới có cuộc sống như ngày hôm nay, nếu không giờ này chúng tôi phải làm thuê, làm mướn để lo cho cuộc sống”.

Nhấp ly trà nóng, bà Hương kể về cái duyên đến với nghề. Trước đây, người con gái của bà bị bệnh não, do đó, bao nhiêu vốn liếng dành dụm bấy lâu đều dồn vào việc chữa bệnh cho con, thậm chí còn vay mượn bên ngoài gần 100 triệu đồng. Chính vì vậy, cuộc sống gia đình lâm vào túng thiếu, có lúc tưởng chừng bế tắc. Để có tiền trả nợ, ông bà đã phải đi làm mướn, làm thuê ở tỉnh Bình Dương suốt 3 năm liền. Trả hết nợ, ông bà liền trở về quê nhà. Về đây, thấy người cháu làm nghề trồng hoa mang lại lợi nhuận khá cao, nên ông bà quyết định áp dụng mô hình này, hy vọng có thể “đổi đời”. Năm đầu tiên ông bà trồng khoảng 2.000 chậu hoa vạn thọ, hoa cúc... sau 3 tháng chăm sóc, những chậu hoa đã mang về nguồn lợi nhuận kha khá cho gia đình. Từ thành công bước đầu, gia đình bà Hương tiếp tục trồng hoa bán vào dịp tết, ngoài ra còn trồng thêm hoa kiểng. Tính đến nay, bà đã gắn bó với nghề ngót 16 năm.

Ngoài tự cải thiện kinh tế gia đình, bà Hương còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cho nhiều chị em phụ nữ nghèo ở địa phương. Đồng thời, kêu gọi mọi người tham gia mô hình trồng hoa kiểng. Nói rồi bà kể, trước đây hoàn cảnh gia đình chị Phan Thị Hiểu, ngụ cùng ấp 1, xã Long Trị cũng lắm khó khăn, trong khi phải lo cho ba đứa con trong độ tuổi ăn học. Trước sự túng thiếu của gia đình, bà đã nhiệt tình chỉ dẫn chị Hiểu cách trồng hoa. Nhờ tính chịu khó, chí thú làm ăn, nên đời sống dần được cải thiện và vươn lên thoát nghèo.

Nhìn chung, việc áp dụng mô hình làm ăn thiết thực đã giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống. Như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy. Bà Sơn bộc bạch: “Nhờ mọi người hướng dẫn, nên tôi học nghề đan rổ. Tuy nghề này khó làm giàu nhưng có đồng vô đồng ra, mỗi tháng tui cũng kiếm được gần 3 triệu đồng, đời sống kinh tế cũng ổn định hơn”. Được biết, lúc trước gia đình bà Sơn thuộc diện hộ nghèo, thu nhập bấp bênh, nhờ gắn bó với nghề đan đát mà đời sống được cải thiện, thoát được cảnh nghèo.

Thời gian qua, ngoài áp dụng mô hình làm ăn hiệu quả, nhiều hộ nghèo, cận nghèo còn được học nghề, đồng thời được công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm. Bà Lê Thị Ngọc Thu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh Tú, ở xã Vị Thắng, cho hay: “Để giúp mọi người tăng thêm thu nhập, chúng tôi đã liên kết với các công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh để thu mua sản phẩm của người dân. Hiện nay, chúng tôi thu mua sản phẩm đan dây nhựa, đan lục bình. Tùy theo kích cỡ lớn nhỏ mà mỗi sản phẩm có giá từ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng”. Nhờ có đầu ra ổn định nên mọi người yên tâm gắn bó với nghề. Theo anh Trần Hoàng Vũ, ở ấp 8, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, từ khi vợ anh được học nghề đan dây nhựa, đời sống gia đình anh cũng đỡ chật vật hơn. Lúc trước vợ anh chỉ quanh quẩn ở nhà để lo chuyện cơm nước và chăm sóc hai đứa con. Vì thế, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do anh cáng đáng. Từ khi chính quyền địa phương mở lớp nghề đan dây nhựa, vợ anh đã theo học. Sau khi lớp học kết thúc, vợ anh đã nhận nguyên liệu về đan gia công. Sản phẩm sau khi hoàn thành được Hợp tác xã Thanh Tú bao tiêu. “Đan dây nhựa tại nhà thuận lợi lắm, mình có thể tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để làm. Trong khi đó, chăm sóc được cho con cái. Tính ra mỗi tháng vợ tôi cũng kiếm được 1 triệu đồng từ nghề này. Ở nông thôn được vậy cũng mừng lắm rồi”, anh Vũ chia sẻ.

Ở các địa phương, hoạt động đỡ đần, san sẻ cùng nhau, mở rộng tấm lòng như bà Hương, bà Thu có khá nhiều. Chính hoạt động giúp nhau trong đời sống, phát triển kinh tế đã trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội. Có thể thấy, với sự quan tâm, tạo điều kiện ấy nhiều người đã vượt khó vươn lên, ổn định cuộc sống, từ đó góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU