【két quả bóng đá c1】Báo động rác thải nhựa ở các đại dương
Rác thải nhựa chẳng những ám ảnh nhiều quốc gia bởi hậu quả để lại lâu dài mà còn đẩy đại dương đi dần vào cái chết trắng.
Rác thải nhựa tràn ngập trên bãi biển Sukaraja ở Bandar Lampung,độngrcthảinhựaởccđạidươkét quả bóng đá c1 Indonesia. Ảnh minh họa: AFP
Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) mới đây đã công bố một báo cáo phản ánh thực trạng rác thải nhựa đang ở mức báo động tại các đại dương, qua đó kêu gọi những nỗ lực khẩn cấp nhằm xây dựng một hiệp ước quốc tế về rác thải nhựa.
Bản báo cáo được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng rẽ về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển. Báo cáo của WWF nêu rõ mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó phần lớn là rác thải từ sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Loại rác thải này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm biển, mặc dù ngày càng nhiều nước có hành động cấm sử dụng loại sản phẩm này.
Theo đó, WWF cho biết rác thải nhựa đã xuất hiện ở cả những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của Trái Đất như vùng băng Bắc Cực và trong cả các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana.
Theo ông Eirik Lindebjerg, Giám đốc phụ trách chính sách nhựa toàn cầu của WWF, rác thải nhựa đang là mối nguy đối với hệ sinh thái biển tại nhiều nơi. Đáng quan ngại nhất là rác thải nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ mạng lưới thức ăn của các động vật biển.
Trong một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài cá được kiểm tra có 386 loài đã ăn phải rác thải nhựa. Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương mại, có tới 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc có hạt vi nhựa trong dạ dày của chúng.
Các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của các chất có gốc là nhiên liệu hóa thạch ở mọi ngóc ngách của biển cả, từ mặt biển đến đáy sâu đại dương sâu, từ các cực đến đường bờ biển của những hòn đảo xa xôi nhất, phát hiện ở cả những sinh vật phù du nhỏ nhất cho đến cá voi - loài lớn nhất sinh sống trong đại dương.
Trên thực tế, khi ở trong nước, nhựa bắt đầu phân hủy, trở nên nhỏ hơn và dần nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do vậy, ngay cả khi toàn bộ vấn đề gây ô nhiễm môi trường biển hoàn toàn chấm dứt, lượng vi nhựa trong đại dương vẫn có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2050. Trong khi đó, rác thải nhựa vẫn tiếp tục đổ ra biển với khối lượng ước tính tăng gấp 2 lần vào năm 2040. WWF dự báo ô nhiễm nhựa tại các đại dương sẽ tăng gấp 3 lần trong cùng khoảng thời gian này.
Hiện trên thế giới đã có nhiều dự án tận dụng rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng như: sáng kiến độc đáo biến rác thải nhựa thành gạch xây nhà tại Kenya. Hay các nhà bảo vệ môi trường ở Indonesia đã lập ra một viện bảo tàng được làm hoàn toàn bằng nhựa. Tái sử dụng rác thải nhựa làm vật dụng gia đình, đồ trang trí… Tuy nhiên tỷ lệ tái sử dụng rác thải còn quá nhỏ so với lượng rác thải nhựa hàng ngày thải ra. Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng đại dương ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái toàn cầu.
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương cũng giống như cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay cần cắt giảm lượng khí thải carbon để kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất. Còn cuộc chiến chống rác thải nhựa ở các đại dương cũng cần đặt ra các mục tiêu hạn chế rác thải nhựa đổ ra biển. Hiện một số vùng biển trên thế giới như Địa Trung Hải, Hoàng Hải đã chạm ngưỡng giới hạn về rác thải nhựa. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là nhanh chóng có hành động hướng tới các mục tiêu trung hòa khí thải, trung hòa ô nhiễm trong thời gian sớm nhất có thể.
Nhiều nhà khoa học rất kỳ vọng tìm ra giải pháp để ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về môi trường dự kiến diễn ra từ ngày 28-2 đến 2-3 tới ở Nairobi (Kenya).
HN tổng hợp
(责任编辑:La liga)
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- Giá ếch thương phẩm giảm
- Quan tâm phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực
- Các đơn vị cam kết không đầu cơ, găm hàng xăng, dầu
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Đầu tư xây dựng tuyến đường kênh xáng Nàng Mau 2 ở thị xã Long Mỹ
- Diện tích nuôi thủy sản vượt kế hoạch năm
- Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Agribank Hậu Giang tổ chức cuộc thi “Cán bộ tín dụng giỏi” năm 2023
- Khơi dậy tiềm lực, bứt phá vươn lên
- Định hướng mới cho công tác quản lý và phát triển đô thị
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Rộn ràng thu hoạch cá ruộng