【tỷ số sporting braga】Cho em niềm vui
Từ đầu năm đến nay,tỷ số sporting braga nhiều hoạt động chăm lo trẻ em đã được tổ chức, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Võ Phú Cường trao quà cho học sinh nghèo ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.
Mấy ngày hè, trong căn nhà tình thương, em Phan Thanh Luân, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, thường chơi đùa cùng nhóm trẻ ở cạnh nhà. Cách đây vài tháng, trong một lần đến trường, Luân bị trượt chân té gãy tay. Sau hơn 1 tháng điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cánh tay của em đã dần bình phục. Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đến thăm hỏi và gửi tặng em một phần quà. Luân bộc bạch: “Với số tiền mà các cô, chú hỗ trợ cho con, con sẽ dùng để mua dụng cụ học tập vào đầu năm học mới. Lúc biết có tặng quà, ông bà nội con vui lắm, nói với con, cô chú đã quan tâm vậy thì phải ráng học không thôi phụ lòng mọi người”.
Luân đang sống cùng ông bà nội và hoàn cảnh cũng lắm khó khăn. Mẹ qua đời khi em mới 3 tuổi đầu, sau đó không lâu cha em kết duyên cùng người khác, để em ở nhà cho ông bà nội chăm sóc. Cũng từ đó, Luân mồ côi mẹ và thiếu vắng tình thương của cha. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên Luân luôn cố gắng trong học tập. “Con sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này có nghề nghiệp ổn định mà lo cho cuộc sống ông bà nội”, Luân chia sẻ.
Luân chỉ là một trong nhiều trường hợp trẻ em đã được giúp đỡ, sẻ chia khó khăn trong thời gian qua. Với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những sự hỗ trợ cũng đã đến kịp thời. Em Mai Thị Tú, ở ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh (sống phía sau bãi rác xã Tân Tiến), cho biết: “Nhà con nghèo, cha mẹ đi lượm rác mưu sinh, con đi học chỉ mong có chiếc xe đạp đi, đặng khỏi mỏi chân, nhưng cha mẹ đâu có tiền mà mua. Mới đây, có các cô chú ở tỉnh xuống cho con chiếc xe đạp, con thích ơi là thích. Hồi tết bữa hổm, con còn được đi họp mặt ở Nhà thiếu nhi thành phố Vị Thanh và được tặng 200.000 đồng nữa. Không chỉ riêng con đâu, nhiều bạn ở xóm này cũng được tặng quà, vậy là năm nay đứa nào cũng có áo mới đi học rồi”.
Vì cuộc sống mưu sinh, hàng ngày cha mẹ và người anh trai của Tú phải đi lượm rác để lo cho cuộc sống gia đình. Chị Lê Thị Thủy (mẹ em Tú) chia sẻ: “Mình vất vả đã đành, chỉ mong sao con cái được học hành đến nơi đến chốn. May mắn con gái tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người nên việc học hành không bị đứt quãng”.
Không riêng gì gia đình em Tú, hầu hết những đứa trẻ sống cạnh bãi rác Tân Tiến đều sinh ra trong cảnh nghèo khó. Hàng ngày, cha mẹ các em phải đi lượm rác để mưu sinh, có em mới hơn 10 tuổi đầu cũng phải đi giữ nhà, giặt giũ mướn, một số em còn đi nhặt rác phụ cha mẹ. Để bù đắp, chia sẻ những thiệt thòi trong cuộc sống với các em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các hội, đoàn thể tỉnh và chính quyền địa phương đã hỗ trợ những phần quà để các em tiếp tục đến trường, phụ giúp những gia đình nơi đây vượt qua khó khăn hiện thời.
Bảo vệ trẻ em luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nhất là với những hoàn cảnh trẻ em đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật. Với mong muốn trang bị cho các em học sinh khuyết tật một cái nghề, để có thể tự nuôi sống bản thân sau này, tỉnh đã mở 2 lớp dạy nghề may công nghiệp cho học sinh khuyết tật ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh. Việc làm ý nghĩa này đã mang lại nhiều hy vọng, niềm tin cho những hoàn cảnh không may có khiếm khuyết trên cơ thể. Đang ngồi may trong lớp dạy nghề may công nghiệp cùng các bạn, qua ngôn ngữ ký hiệu được giáo viên thông dịch lại, em Phan Thu Hương (học sinh khiếm thính) chia sẻ: “Em mơ ước được học nghề này đã từ lâu, nhưng với những người khiếm thính như chúng em thì rất khó. Khi biết tin sẽ được học nghề, tụi em vừa mừng, vừa lo, không biết có học được không, vì thấy người bình thường may vá đã khó. Từ lúc vào học đến nay, em luôn quan sát từng đường may của cô giáo, sau đó học theo. Em mong muốn mình có được cái nghề, để sau này tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, không để cha mẹ lo hoài nữa”…
Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có trên 200.000 trẻ em. Trong đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hơn 1.200 em, 677 trẻ em bị khuyết tật, 326 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, hơn 16.000 trẻ em sống trong gia đình nghèo... Những trường hợp này đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ thông qua các chế độ chính sách, cũng như sự giúp sức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Bà Phan Thị Đào, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), nói: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động để chăm lo, bảo vệ trẻ em. Trong đó, sẽ chú ý quan tâm đến những trẻ em không may mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ khuyết tật để kịp thời hỗ trợ. Song song đó, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để nâng cao nhận thức của mọi người về quyền của trẻ em. Ngoài ra, cũng sẽ phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc kiểm soát tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em, để các em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh...”.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5 trẻ em được hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh, với số tiền hơn 385 triệu đồng. Riêng trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 (tháng 6 vừa qua), tỉnh cùng với các huyện, thị, thành phố đồng loạt tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em. Có 6 huyện, thị xã và 2 xã, thị trấn tổ chức Diễn đàn trẻ em. Qua đó, có 3.827 em được tặng quà, 90 em được nhận học bổng... tổng kinh phí hơn 940 triệu đồng. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU