Những đặc thù đầu tư riêng Các thăm dò và nghiên cứu cho thấy,Đặcthùđầutưranướcngoàicủanhàđầutưkết quả bóng đá nữ nhật bản các nhà đầu tư EU không coi lao động giá rẻ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào để có được chi phí sản xuất thấp là những yếu tố quan trọng khi ra quyết định đầu tư. Khả năng tiếp cận thị trường hay sức mua của người dân nước nhận đầu tư mới là những yếu tố được các nhà đầu tư EU quan tâm và coi như nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư. Doanh nghiệp EU không tập trung nhiều vào sản xuất hàng xuất khẩu như các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore... Quan điểm này có nhiều điểm giống với các nhà đầu tư Mỹ, đó là thiên về đáp ứng nhu cầu ở nước nhận đầu tư hoặc nhóm nước nếu phát triển chuỗi giá trị khu vực. Với quan điểm đầu tư như vậy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty EU mang tính tập trung cao. Các nước như Mỹ, Canada, Thụy Sỹ nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của EU. Điều khiến các nhà đầu tư EU bị thu hút ở những thị trường này là do quy mô lớn, giàu có và tính liên kết cao của các thị trường (sức mua thị trường lớn). Thật vậy, năm 2014, bất chấp đầu tư trực tiếp của EU ra nước ngoài sụt giảm mạnh, riêng đầu tư vào thị trường Canada vẫn tăng gấp đôi từ 11,8 tỷ Euro năm 2013 lên 23,4 tỷ Euro (số liệu của tổ chức EuroStat). Tính tập trung cao của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU còn thể hiện thông qua sự phân bổ theo ngành. Các ngành dịch vụ, chế biến là nơi nhận được nhiều đầu tư nhất. Tiếp đến là các ngành khai thác và lọc dầu. Hoàn toàn có cơ sở khi nói rằng đầu tư của EU những năm gần đây chủ yếu để phục vụ cho các thị trường nước sở tại chứ không phải sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Cũng xuất phát từ lý do tiếp cận thị trường và một vài lý do khác mà các nước EU đầu tư lẫn nhau chiếm tỷ trọng lớn so với đầu tư ra bên ngoài các thành viên EU. Quan tâm gì ở các thị trường mới? Qua thời gian, cùng xu hướng chung của kinh tế thế giới, quan điểm của các nhà đầu tư EU cũng có những thay đổi nhất định. Họ đã chú ý hơn tới các thị trường đang nổi ở Mỹ Latinh, châu Á (trừ Trung Cận Đông và Nhật Bản), Trung Đông Âu và Nga, các nước thuộc Địa Trung Hải. Dẫu dòng vốn còn biến động thất thường qua các năm, nhưng xu hướng chung là tăng lên. Đối với các thị trường mới, các nhà đầu tư EU đặc biệt chú trọng đến vị trí chiến lược của nước nhận đầu tư. Điều này là do các nhà đầu tư thường là những công ty xuyên quốc gia muốn phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong khu vực (chứ không chỉ ở một nước) với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ ràng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nước nhận đầu tư cũng là yếu tố rất được các nhà đầu tư EU coi trọng. Cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc, điện, giao thông vận tải… những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và được xem như các điều kiện tiên quyết đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh được nhà đầu tư xem xét rất chi tiết. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt được quan tâm. Đầu tư của EU tập trung nhiều vào các lĩnh vực dịch vụ và chế biến, chế tạo, nên đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng quản lý lao động cao, phong cách chuyên nghiệp. Những nước có nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ thấp không phải yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư châu Âu. Việt Nam có gì hấp dẫn nhà đầu tư EU? Nguồn vốn đầu tư từ EU là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nhà đầu tư từ 23 trong tổng số 28 nước thành viên EU đã đầu tư một lượng vốn FDI theo cam kết là 21,77 tỷ USD vào 1.903 dự án trong vòng 26 năm qua (tính đến cuối năm 2016). Trong năm 2016, các nhà đầu tư EU đã rót 478,4 triệu USD vào 162 dự án tại Việt Nam. Xếp hạng của EU năm 2016 rớt xuống hàng thứ 7 so với xếp hạng thứ 3 của năm 2015 trong số những đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam (số liệu trên website của Cơ quan đối ngoại liên minh châu Âu (EEAS). Tuy nhiên, tình hình này sẽ sớm thay đổi khi các thăm dò cho thấy, sự lạc quan của các công ty EU tại Việt Nam đang khá cao. Một nhà đầu tư từ Đức cho biết, sau hơn 20 năm đầu tư tại Việt Nam, năm 2016 doanh nghiệp của họ đã đạt kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng với doanh thu hợp nhất tăng gần 50% so với năm trước đó. Dẫu cho những lợi thế của Việt Nam về giá nhân công và nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là điều để hấp dẫn nhà đầu tư EU, Việt Nam vẫn còn nhiều thế mạnh và tiềm năng cơ bản phù hợp với đặc thù để các nhà đầu tư EU không thể không “để mắt” nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội. Việt Nam có nền chính trị, trật tự an ninh xã hội ổn định. Hệ thống chính sách pháp luật được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là giao lộ thông thương cả về hàng hải, hàng không, lẫn đường bộ trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Ngoài ra, thị trường Việt Nam cực kỳ hứa hẹn với hơn 90 triệu dân. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng cải thiện, sức mua tăng trưởng nhanh chóng. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đang có những bước cải thiện đáng kể với số lao động được đào tạo tay nghề cao ngày càng tăng. Hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, sự ổn định chất lượng nguồn điện, cũng được chính phủ coi trọng và có sự đầu tư thích đáng. Trong khu vực ASEAN, những năm qua Việt Nam dẫn đầu các hợp tác với EU. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp được ký kết và sẽ sớm có hiệu lực được rất nhiều doanh nghiệp EU đặt kỳ vọng. Về xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu, theo đại diện của EuroCham, các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng sạch và tái tạo, ngành điện… được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
|