当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【doi hinh dortmund】Chứng khoán tuần: Choáng váng với mức rút vốn của khối ngoại

chứng khoán tuầnHết những ám ảnh của Thông tư 36 thời điểm cuối năm 2014 lại đến những lo ngại về dòng vốn nước ngoài chảy ngược. Những động thái rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm hết tâm trí của nhà đầu tư trong nước.

Tuần bán ròng kỷ lục trong 6 tháng

Tổng hợp giao dịch trong tuần qua,ứngkhoántuầnChoángvángvớimứcrútvốncủakhốingoạdoi hinh dortmund nhà đầu tư nước ngoài đã tiến hành giao dịch rút vốn cực mạnh, thậm chí biến động của dòng vốn này còn lớn hơn cả các đợt tái cân bằng do quỹ ETF thực hiện.

Riêng các giao dịch khớp lệnh - vốn được tiến hành trực tiếp hàng ngày – nhà đầu tư nước ngoài đã rút khỏi hai sàn 675,8 tỷ đồng trong 5 phiên giao dịch vừa qua. Trong đó HNX bị rút ròng 97,63 tỷ đồng, HSX bị rút ròng 578,2 tỷ đồng. Nếu tính cả các giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị vốn rút khỏi thị trường lên tới 710,56 tỷ đồng.

Đây là mức giao dịch rút vốn ròng lớn nhất kể từ tháng 10/2014. Kỷ lục được ghi nhận trong tuần thứ hai của tháng 10/2014 là 1.097,36 tỷ đồng.

Tổng hợp giá trị bán ra trong tuần lên tới 1.428 tỷ đồng ở những giao dịch khớp lệnh trực tiếp, chiếm gần 15% giá trị giao dịch của thị trường. Đây là một tỷ lệ dường như không quá cao, nhưng thực tế lại có tác động rất mạnh, do giao dịch bán của khối ngoại thường xuyên chiếm từ 50% đến trên 90% thanh khoản của một số cổ phiếu trọng điểm.

Những cổ phiếu blue-chips biến động mạnh nhất trong tuần cũng chính là những cổ phiếu chịu sức ép khổng lồ từ các giao dịch vốn ngoại: PVD bốc hơi 9,4% giá trị, rơi xuống đáy kể từ tháng 7/2013 cũng là cổ phiếu bị rút ròng tới 149,12 tỷ đồng. Chỉ riêng mức vốn bị rút khỏi PVD nói trên cũng đã chiếm gần một nửa quy mô giao dịch trong tuần.

GAS đánh mất khoảng 13,2% giá trị trong 5 phiên vừa qua và ghi nhận mức vốn ngoại rút ra ròng 106,44 tỷ đồng. MSN giảm đâu đó 2,5%, bị rút vốn 72,04 tỷ. Hàng chục tỷ đồng khác cũng chảy ra khỏi HAG, SSI, VIC, DPM, STB, PVS, KDC, HPG…

Khối ngoại “tàn sát” các cổ phiếu blue-chips là nguyên nhân dẫn đến mức sụt giảm thê thảm của thị trường, bất chấp những thông tin tích cực được tung ra như ổn định tỷ giá, GDP tăng trưởng vượt bậc. Rổ HSX30 tuần qua chỉ có duy nhất 3 mã tăng giá là DRC, CSM và MBB, còn lại 27 mã giảm giá. Mức giảm hàng đầu là PPC với 9,73% và thấp nhất là STB với 0,52%.

Trên toàn thị trường, tuần qua cũng chỉ có được 50 cổ phiếu tăng giá ở HSX và 56 mã ở HNX. Đối lại là 362 cổ phiếu giảm giá. Như vậy cứ gần 4 cổ phiếu giảm giá mới có được 1 cổ phiếu tăng giá. Rõ ràng là nhà đầu tư đã phải trải qua một tuần đầy khó nhọc khi “cửa” thua lỗ lớn gấp nhiều lần cơ hội lợi nhuận.

Chứng khoán tuần: Choáng váng với mức rút vốn của khối ngoại
Dòng vốn ngoại rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đang gây quan ngại lớn.

Vốn ngoại “trái mùa”

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong các tháng 3 ở thị trường chứng khoán Việt Nam gắn liền với một đợt tái cân bằng danh mục của hai quỹ ETF. Vẫn có nhiều tháng 3 khối ngoại bán ròng, thậm chí là lớn. Chẳng hạn như tháng 3/2014 khối ngoại bán ròng tới 1.942,9 tỷ đồng. Tuy nhiên hầu hết mức bán ra tập trung ở 2 tuần mà quỹ ETF giao dịch. Bản thân đây cũng không phải hoạt động rút vốn của những quỹ này, mà là tái cân bằng do trước đó vốn đã đổ vào quỹ quá nhiều và quỹ đã tăng mua trên thị trường chứng khoán Việt Nam vượt quá mức độ phân bổ vốn theo quỹ định.

Tháng 3 năm nay có điểm khác biệt khi quỹ VNM tăng mức phân bổ vốn cho thị trường chứng khoán Việt Nam và dẫn đến hoạt động mua ròng trong kỳ tái cân bằng vừa qua. Tuy nhiên ngay trong thời gian đó và tuần vừa qua, dòng vốn ở quỹ này đã có những vận động “trái mùa” khi bị rút ra rất lớn.

Theo số liệu tính đến ngày 26/3, quỹ VNM đã bị rút vốn dồn dập trong 4 ngày, làm đảo ngược hoàn toàn dòng vốn của quỹ này trong tháng 3. Chỉ riêng 4 ngày này, lượng vốn rút khỏi quỹ lên tới 40,53 triệu USD. Đây là con số quá lớn khiến tổng thể từ đầu tháng 3 đến ngày 26, vốn vào quỹ này thành -26,25 triệu USD.

Số liệu mới nhất của ngày 27/3, quỹ VNM lại bị rút thêm 700.000 chứng chỉ quỹ nữa.

Từ năm 2011 đến nay, quỹ VNM chưa có tháng 3 nào bị rút vốn ròng. Năm 2015 là một ngoại lệ. Mức vốn âm quá lớn nói trên không dễ gì đảo ngược trong 2 ngày còn lại của tháng 3. Rất có thể quỹ này chính thức ghi nhận một tháng 3 khác thường trong việc huy động vốn.

Thực ra những biến động khác thường này cũng không phải là bất ngờ. Sự thay đổi của dòng vốn ngoại vào các quỹ ETF tại các thị trường ngoại biên như Việt Nam đã được dự đoán từ trước, khi những động thái tăng lãi suất USD sắp sửa diễn ra. Các thị trường này đã được hưởng lợi từ dòng vốn giá rẻ do Mỹ duy trì chính sách lãi suất xấp xỉ bằng 0% để kích thích kinh tế hậu khủng hoảng tài chính 2008. Dòng vốn này đã kéo dài nhiều năm qua và chắc chắn không thể kéo dài mãi.

Với mức sụt giảm giá mạnh của các cổ phiếu trong rổ đầu tư của quỹ VNM, giá chứng chỉ quỹ này và giá trị tài sản ròng của quỹ đã không còn chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên với mức 17,1 USD/chứng chỉ, giá chứng chỉ VNM đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2013. Đây là một biểu hiện không có gì sáng sủa khi nhà đầu tư đánh giá rủi ro tăng lên.

Mặt khác, việc thu hẹp chênh lệch giữa giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng chỉ hạn chế các giao dịch hoán đổi, còn xu hướng rút vốn xuất phát từ ảnh hưởng của biến động chính sách lãi suất USD.

Trọng Nghĩa

分享到: