Cách thu lợi nhuận,ỉcóDNNNthuộcbộngànhđượcđánhgiáantoànvềtàichílịch thi đấu bundesliga 2023 cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp | |
Kiểm toán Nhà nước vạch rõ loạt bất cập tài chính của địa phương, doanh nghiệp | |
Vinamilk tiếp tục được đánh giá thuộc TOP công ty kinh doanh hiệu quả nhất |
Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT lỗ 27 tỷ đồng trong năm 2019. |
Nợ quá hạn 112 tỷ đồng
Đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trên cơ sở báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính đã tổng hợp số liệu của 138 DNNN.
Kết quả cho thấy, tổng doanh thu năm 2019 là 924.961 tỷ đồng, tăng 24,37% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu của 13 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 669.478 tỷ đồng (chiếm 72,38% tổng doanh thu, tăng 16,52% so với năm 2018).
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 83.166 tỷ đồng, giảm 5,32% so với năm 2018. Số nộp ngân sách năm 2019 là 113.818 tỷ đồng, tăng 8,08% so với năm 2018.
Bên cạnh 133 đơn vị kinh doanh có lãi, có 5 đơn vị kinh doanh lỗ (gồm Tổng công ty 15, Công ty TNHH MTV XNK nông sản Hà Nội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam).
Bộ Tài chính cũng cho biết, có 6 DN báo cáo có số nợ quá hạn là 112 tỷ đồng, trong đó, Bộ Quốc phòng có Công ty TNHH MTV Hà Thành nợ quá hạn là 32 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Tây Bắc nợ quá hạn là 16 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV hữu nghị Nam Lào nợ quá hạn là 20 tỷ đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ có Công ty TNHH MTV Ứng dụng và phát triển công nghệ - NEAD nợ quá hạn 12,7 tỷ đồng; Bộ NN&PTNT có Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long nợ quá hạn 29 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu nông sản HN nợ quá hạn 7,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chỉ có 46/138 đơn vị được đánh giá an toàn về tài chính; 4 đơn vị được đánh giá là mất an toàn về tài chính, trong đó có Tổng công ty Cà phê Việt Nam (thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp); 2 đơn vị được đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại chưa được chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.
Đối với các DN có vốn nhà nước do bộ, ngành quản lý, tổng hợp số liệu của 47 DN, Bộ Tài chính cho biết, tổng doanh thu năm 2019 là 337.810 tỷ đồng, giảm 4,75% so với năm 2018.
Tổng lợi nhuận sau thuế 34.408 tỷ đồng, tăng 25,79% so với năm 2018. Nộp ngân sách là 29.410 tỷ đồng, giảm 1,37% so với năm 2018.
Trong số 47 doanh nghiệp có: 40 đơn vị kinh doanh có lãi; 7 đơn vị kinh doanh lỗ, bao gồm: Tổng ty cổ phần Cơ khí ô tô 3-2 lỗ 21 tỷ đồng (Bộ Công an); Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT lỗ 27 tỷ đồng (Bộ GTVT); Tổng công ty Cơ khí xây dựng - CTCP lỗ 83 tỷ đồng và Tổng công ty Sông Hồng - CTCP lỗ 64 tỷ đồng (Bộ Xây dựng); Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) lỗ 246 tỷ đồng và CTCP Dịch vụ Truyền hình Viễn thông VN (VTVBroadcom) lỗ 1,5 tỷ đồng (Đài Truyền hình Việt Nam), Tổng công ty Lương thực miền Nam lỗ 192 tỷ đồng (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).
Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện có 14 doanh nghiệp báo cáo số cổ tức được chia năm 2019 là 16.572 tỷ đồng.
Tổng số lỗ năm 2019 là 137 tỷ đồng
Cũng theo Bộ Tài chính, qua tổng hợp số liệu của 342 DNNN do UBND cấp tỉnh, thành phố quản lý trên cả nước cho thấy, tổng doanh thu năm 2019 là 173.400 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế là 19.970 tỷ đồng, số nộp ngân sách là 49.228 tỷ đồng.
Trong số 342 doanh nghiệp này có 237 doanh nghiệp được đánh giá an toàn về tài chính, 6 doanh nghiệp được đánh giá là mất an toàn về tài chính và 10 doanh nghiệp được đánh giá có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại chưa được cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.
Có 35 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, tổng số lỗ năm 2019 là 137 tỷ đồng và có 8 doanh nghiệp báo cáo có số nợ quá hạn là 147 tỷ đồng.
Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước, trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu của 273 doanh nghiệp năm 2019, theo đó tổng doanh thu là 89.854 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế là 6.705 tỷ đồng, số nộp ngân sách 8.044 tỷ đồng.
Trong đó có 224 đơn vị kinh doanh có lãi; 44 đơn vị kinh doanh lỗ. Số doanh nghiệp còn lại không báo cáo lãi, lỗ.
Bộ Tài chính cũng cho biết, có 79 doanh nghiệp báo cáo số cổ tức được chia năm 2019 là 1.488 tỷ đồng.
Về kết quả xếp loại, có 127/138 DNNN trực thuộc bộ, ngành được các bộ, ngành xếp loại, trong đó có 102 DN xếp loại A, 11 doanh nghiệp xếp loại B, 14 doanh nghiệp xếp loại C.
Theo Bộ Tài chính, đến thời điểm ngày 30/9/2020, mặc dù đã quá thời hạn theo quy định là 04 tháng (ngày 31/5/2020), vẫn còn cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ VH-TT&DL, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND tỉnh Sơn La và UBND TPHCM) chưa thực hiện gửi báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ về Bộ Tài chính.
Đặc biệt, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu tại 19 Tập đoàn, Tổng công ty lớn trên cả nước; tổng doanh thu của 19 DN chiếm 59,69% tổng doanh thu của các DNNN và DN có vốn nhà nước trên cả nước. Tuy nhiên, tình hình báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn rất chậm.