【ngoại hạng nam phi】Trung Quốc sẽ già trước khi giàu?

时间:2025-01-24 22:31:48来源:Empire777 作者:Cúp C1
Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Nắm thế chủ động trước các thay đổi của thị trường Trung Quốc
Dân số thế giới vượt 8 tỷ người
Trung Quốc sắp mất vị thế là quốc gia đông dân nhất thế giới
Trung Quốc sắp mất vị thế là quốc gia đông dân nhất thế giới

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã giải thích như vậy, khi cố gắng xoa dịu những lo ngại về sự suy giảm dân số của nước này trước những dự báo của Liên hợp quốc (LHQ) rằng Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào giữa năm 2023.

Trong một cuộc họp báo hằng tuần, khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đáp lại một cách khô khan rằng “khi chúng ta đánh giá số lượng nhân khẩu học của một quốc gia, chúng ta cần phải xem xét không chỉ ở mức quy mô mà còn cả chất lượng dân số của quốc gia đó. Quy mô dân số chắc chắn quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất, (như) một tài sản, đó là chất lượng dân số. Hiện nay, tại Trung Quốc có gần 900 triệu người trên tổng số 1,4 tỷ dân đang trong độ tuổi lao động và có trung bình 10,9 năm đi học. Đối với những người mới tham gia lực lượng lao động, thời gian học trung bình đã tăng lên 14 năm”. Cũng theo ông Uông Văn Bân, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược quốc gia nhằm ứng phó với già hóa dân số. Điều này đã được thể hiện qua việc Trung Quốc đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó bao gồm khuyến khích người dân sinh con thứ ba (từ tháng 5/2021), cũng như triển khai các biện pháp hỗ trợ khác để giải quyết những thay đổi về nhân khẩu học. Chính Thủ tướng Lý Cường cũng đã khẳng định điều này khi cho rằng cổ tức nhân khẩu học của Trung Quốc đã không bị mất đi và số nhân tài của Trung Quốc đang tiếp tục phát triển theo thời gian. Động lực phát triển của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ.

Trên thực tế, việc dân số Trung Quốc suy giảm đã được dự đoán từ lâu. Trước đó, vào năm 2012, nhà nhân khẩu học nổi tiếng của Trung Quốc Cai Fang đã đưa ra nhận xét rằng Trung Quốc "chưa phải là quốc gia có thu nhập cao, nhưng xu hướng dân số giảm có thể sẽ là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, bởi việc một lượng lớn người về hưu sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực thay thế phải tăng”. Tuy nhiên, sự thay đổi nhân khẩu học mà các chuyên gia dự đoán đã đến sớm hơn so với dự kiến vài năm, và bây giờ, năm 2023 sẽ là năm chứng kiến Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất, "phá vỡ kỷ lục tồn tại trong 2 thế kỷ".

Các tác động dài hạn đã được thảo luận trong một thời gian, do sức mạnh kinh tế to lớn của Trung Quốc, vai trò là nhà sản xuất toàn cầu cũng như sức mạnh địa chiến lược đang lên của quốc gia này. Trong một phân tích chuyên sâu về sự sụt giảm dân số cũng như hiện tượng già hóa dân số của Trung Quốc, tờ Asia Nikkei đã lưu ý rằng chính sách dân số của Trung Quốc trước đây đã đẩy nước này vào tình thế hiện nay. Thực tế, tình trạng thiếu trẻ em đã bắt đầu từ giai đoạn Trung Quốc áp đặt “chính sách một con” (từ năm 1980 - 2016). Đáng lẽ khi đó, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình cần thực hiện việc cải cách kinh tế đi đôi với cải thiện chất lượng dân số, thì ông lại đưa ra chính sách kiểm soát sinh đẻ.

Nhà xã hội học Guido Bolaffi của tổ chức Med-Or đã nhấn mạnh rằng ngoài các chiến lược và câu chuyện lịch sử, hiện Trung Quốc đang xảy ra hiện tượng số trẻ em mới sinh ít, trong khi số lượng người già mất đi giảm. Kết quả là tốc độ già hóa dân số tăng nhanh và có nguy cơ khiến Trung Quốc trở thành “quốc gia đầu tiên trên thế giới già đi trước khi trở nên giàu có”. Đây là điều khiến Bắc Kinh lo lắng và khiến nước này phải “phủ xanh” chất lượng nhân khẩu học.

Chiến lược này được thúc đẩy thông qua 3 sáng kiến: Văn minh Toàn cầu, Phát triển Toàn cầu và An ninh Toàn cầu – những chiến lược mà Bắc Kinh đang thực hiện nhằm đạt được vị thế toàn cầu. Ông Cao Tường - Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là nhà sử học của triều đại nhà Thanh, một trong những trí thức vĩ đại còn sống của Trung Quốc - đã chỉ ra rằng những tham vọng của Bắc Kinh là nhằm "hiện đại hóa xã hội loài người". Việc tập trung vào giá trị của giáo dục là trọng tâm trong tường thuật chiến lược của Tập Cận Bình, và giờ đây nó có thể phát huy tác dụng trong việc chống lại sự suy giảm nhân khẩu học.

相关内容
推荐内容