【kết quả bóng đá tunisia】Thờ ơ với thuốc “kích” giá đỗ

Lực lượng chức năng TP Hà Nội vừa phát hiện và bắt giữ vụ vận chuyển 20 thùng thuốc với khoảng 80.000 tuýp thuốc kích thích cây trồng tăng trưởng không rõ nguồn gốc trên một chiếc xe tải đậu trước ga Yên Viên (quận Long Biên,kíchkết quả bóng đá tunisia Hà Nội).

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định thuốc này của Trung Quốc, dùng cho các loại rau mầm. Theo thông tin hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, thuốc có thể giúp rau mầm lớn thêm 1-2 cm chỉ trong 4 đến 5 giờ. 

“Ăn 2,5 tạ/ngày mới độc”? 

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội, cho biết ông cũng đã biết vụ việc cơ quan chức năng vừa phát hiện 80.000 tuýp thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng qua báo chí.

Theo ông Hồng, những loại thuốc không nhãn mác, không có trong danh mục cho phép là tịch thu, phạt và tiêu hủy, không cần phải phân tích. Còn nếu muốn phân tích thì phải có yêu cầu, khi đó cơ quan bảo vệ thực vật mới tiến hành. “Không phải cái gì bắt được cũng phân tích bởi có hàng triệu mẫu bị bắt... Thuốc không nằm trong danh mục thì không cần phân tích vì chẳng giải quyết được gì” - ông Hồng nói. 

Thờ ơ với thuốc “kích” giá đỗ

Thờ ơ với thuốc “kích” giá đỗKhoảng 80.000 tuýp thuốc kích thích tăng trưởng rau mầm của Trung Quốc vừa bị lực lượng chức năng TP Hà Nội bắt giữ.

Trước lo ngại của dư luận về việc dùng thuốc kích thích tăng trưởng để “kích” giá đỗ lớn nhanh và đẹp hơn, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ông Nguyễn Duy Hồng cho rằng người sản xuất giá thường dùng cả thuốc trong danh mục và ngoài danh mục. “Thẩm quyền của chúng tôi chỉ kiểm tra, thanh tra được ở cửa hàng bán thuốc trong giờ hành chính, còn ở nhà họ làm gì thì chúng tôi không kiểm soát được. Muốn vào nhà kiểm tra chỉ có công an thôi” - ông Hồng phân bua.

Nói về mức độ độc hại, ông Nguyễn Duy Hồng cho biết đối với những loại thuốc kích thích sinh trưởng trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ căn cứ vào độ độc cấp tính LD50. “Với chỉ số này, nếu thuốc kích thích tăng trưởng có độc cấp tính thì chỉ khi nào 1 người mỗi ngày ăn hết 2,5 tạ rau thì mới bị ngộ độc. Nhưng có ai ăn hết 2,5 tạ rau trong 1 ngày không?” - ông Hồng nói.

Khi được hỏi có lời khuyến cáo nào với người tiêu dùng không, ông Hồng cho biết không có khuyến cáo gì bởi những thuốc không có trong danh mục là cấm và bắt hết, đương nhiên không cho sử dụng. “Còn khuyến cáo là độc thì cơ sở nào để bảo nó độc mà đưa ra khuyến cáo?” - ông Hồng hỏi ngược lại. Người đứng đầu cơ quan bảo vệ thực vật của Hà Nội còn thách đố: “Còn độ độc thì tôi nói rồi, phải ăn 2,5 tạ rau, giá đỗ/ngày mới độc, thế thì còn khuyến cáo cái gì? Còn đánh giá mức độ ảnh hưởng thì phải cỡ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới làm được. Tôi đố ai đánh giá được mức độ ảnh hưởng, kể cả Bộ Y tế chứ không chỉ riêng ngành bảo vệ thực vật”.

Trả lời thiếu trách nhiệm 

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định việc lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội trả lời không cần lấy mẫu thuốc kích thích tăng trưởng của Trung Quốc vừa bị bắt để xét nghiệm về mức độ độc tố là chưa có trách nhiệm. 

Theo ông Thịnh, cơ quan chức năng phát hiện vận chuyển trái phép thì tịch thu, tiêu hủy là đúng nhưng cũng cần phải lấy mẫu để kiểm tra xem nó là chất gì, có độc hại hay không để khuyến cáo người dân bởi thực tế không thể kiểm soát 100% sản phẩm này trên thị trường. 

“Ăn lương để làm gì? Anh bắt được thì phải truy cho đến cùng, phải làm có trách nhiệm chứ không thể chỉ là bắt, phạt rồi tiêu hủy” - ông Thịnh bức xúc.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho hay lô hàng 80.000 tuýp thuốc kích thích sinh trưởng cho rau mầm của Trung Quốc vừa bị bắt giữ là hàng nhập lậu, không có trong danh mục cho phép và nó có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Hiện cơ quan Quản lý thị trường TP Hà Nội đã gửi mẫu đến Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (Cục Bảo vệ thực vật) để tiến hành xem xét, kiểm tra nhưng chưa có kết quả.

Về khuyến cáo đối với người tiêu dùng, ông Hồng cho biết nguy cơ độc hại về sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng trên giá đỗ là không cao và không nhiều. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là giá đỗ thường bị nhiễm vi sinh vật trong quá trình sản xuất do sử dụng nguồn nước không bảo đảm an toàn.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh thông tin hiện nay có rất nhiều thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng và không phải mọi chất kích thích tăng trưởng đều độc hại. Tuy nhiên, đối với những loại thuốc không rõ nguồn gốc, nếu phát hiện, cơ quan chức năng cần phải xét nghiệm, phân tích. Có những loại độc tố không gây độc ngay nhưng gây ra hiện tượng tích lũy dần độc tố sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Trong danh mục cũng phải dùng đúng liều lượng 

Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết năm 2012, ở TP HCM, cơ quan chức năng đã phát hiện có cơ sở dùng thuốc kích thích sinh trưởng cho giá đỗ. Sau khi lấy mẫu kiểm tra, phân tích thì đó là thuốc hormon thực vật Cytokinin. Ở Việt Nam cũng có một hoạt chất được phép sử dụng trên giá đỗ để hạn chế ra rễ, dồn sinh trưởng lên mầm. Một số nước cũng cho phép sử dụng thuốc này trong sản xuất giá đỗ đen, giá đỗ tương với quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả những nhóm thuốc kích thích sinh trưởng biết rõ nguồn gốc và thuộc nhóm hormon thực vật, khi sử dụng cũng phải đúng liều lượng mới bảo đảm an toàn cho sức khoẻ.

Theo NLĐ

Cúp C2
上一篇:Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
下一篇:Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời