【vdqg georgia】Vải Trung Quốc xuất ngược vào Việt Nam hay chiêu trò của thương lái?
Quả vải Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong,ảiTrungQuốcxuấtngượcvàoViệtNamhaychiêutròcủathươnglávdqg georgia ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, cho biết tháng sáu đã ghi nhận một số lô hàng vải thiều nhập từ Trung Quốc sang nhưng hiện nay đã giảm, có ngày không có.
Trong khi đó, Trạm trưởng Biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Thượng úy Đặng Nam Cao xác nhận, từ một tháng nay, người dân biên giới sang chợ Pò Chài (Trung Quốc) mua về mỗi người vài cân vải, rồi tập hợp bán lại cho người địa phương và du khách.
Vải Trung Quốc xuất hiện tại các chợ biên giới tỉnh Lạng Sơn. Ảnh minh họa
Tại cổng chính cửa khẩu Tân Thanh, những xe tải vải Trung Quốc nhận được nhiều sự quan tâm của người mua bởi quả vải Trung Quốc to, đều, đẹp mắt hơn hẳn vải Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của PV báo Tiền phong, Bà Hoàng Thị T, chủ hàng cho biết: “So với quả vải ta, vải Tàu có vị ngọt đậm sắc, nhiều người cảm thấy không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, do mẫu mã đẹp, nên họ vẫn muốn mua về làm quà cho người thân hay bày bàn thờ ngày rằm, đầu tháng”.
Một du khách từ Hà Nội - Ông Nguyễn Tường cũng đồng ý với quan điểm trên: “Mặc dù vải Trung Quốc có giá 7 Nhân dân tệ/kg (tương đương 25 nghìn đồng), cao gấp đôi giá vải ta, nhưng vì thấy lạ, đẹp nên lôi cuốn được người mua”
Xác minh thông tin vải thiều nhập ngược từ Trung Quốc về Việt Nam
Trên báo Người Lao động, bà Nguyễn Thị Ngân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Thanh (Lạng Sơn) khẳng định, thông tin Trung Quốc xuất khẩu quả vải sang Việt Nam như một số báo đã đăng tải là không chính xác.
Theo đó, giá quả vải được cho từ Trung Quốc xuất ngược sang thị trường Việt Nam có giá khoảng 7 Nhân dân tệ/kg (tương đương 25 nghìn đồng/kg). So sánh với giá vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang) rõ ràng giá trái vải tươi của Trung Quốc cao gấp 2 lần trong khi chỉ có mẫu mã đẹp, còn chất lượng thì thua kém hẳn vải của Việt Nam.
Không có chuyện vải Trung Quốc xuất ngược vào Việt Nam. Ảnh minh họa
Một cán bộ lãnh đạo hải quan cửa khẩu Cốc Nam cho biết, thông tin vải Trung Quốc xuất ngược thị trường Việt Nam là không chính xác. Vị này cho rằng, có thể do đây là vải Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhưng không đạt một số yêu cầu nên bị trả lại. Thay bằng việc quay đầu về nước thì thương lái bán trực tiếp tại cửa khẩu vì vậy người dân cho rằng vải của Trung Quốc.
Phía đại diện Chi cục QLTT Lạng Sơn trong trả lời PV báo Thanh niên nói:” Những năm trước đây chưa nghe thông tin vải TQ nhập ngược về VN. Tuy nhiên mỗi người dân tại khu vực biên giới được miễn thuế với hàng dưới 2 triệu đồng/ngày nên việc hoa quả nhập về là bình thường trong giao thương theo đường tiểu ngạch giữa hai nước".
Lo ngại chiêu trò của thương lái
Tuy chưa xác thực được tính chính xác nhưng thông tin quả vải Trung Quốc có mặt ở Việt Nam cũng đã khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng, bởi lẽ chất lượng hoa quả Trung Quốc từ trước tới nay vẫn là một dấu hỏi lớn.
Các chuyên gia lo ngại đây có thể là chiêu trò mới của thương lái Trung Quốc nhằm gây hại cho nông dân và người tiêu dùng Việt Nam, bởi trên khía cạnh kinh tế, thông tin này có thể sẽ khiến giá vải của nông dân ngày càng giảm thấp ở giai đoạn cuối vụ, đồng thời gây hoang mang cho người tiêu dùng, dễ khiến người tiêu dùng “quay lưng” với trái vải.
Vải Trung Quốc có thể gây tác động tới giá vải trong nước. Ảnh minh hoạ
TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất và môi trường phía Nam - Viện nông hóa thổ nhưỡng cho rằng, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu vải lớn nhất của Việt Nam, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất lớn. Tiền lệ xuất khẩu vải Trung Quốc chưa từng có từ trước đến nay, vì thế không thể trong thời gian ngắn Trung Quốc có thể trồng vải đủ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Việt Nam được
“Có thể thương lái Trung Quốc mua vải ồ ạt lúc chính vụ giá thấp sau đó đưa qua biên giới ém hàng cửa khẩu, sau đó phun chất bảo quản giữ cho trái vải tươi. Đến thời điểm cuối mùa giá vải tăng lên, Trung Quốc lại xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá thành cao gấp nhiều lần để thu lợi, khi đó không chỉ người nông dân gặp khó khăn mà người tiêu dùng Việt Nam cũng thiệt hại khi bỏ tiền nhiều nhưng mua loại quả này”, TS nguyễn Đăng Nghĩa dự đoán.
Phan Huyền(th)
Buôn bán hàng Trung Quốc độc hại: Tự hại sức khỏe
相关推荐
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- Scotland được bình chọn là 'nước đẹp nhất thế giới'
- Kết quả bóng đá Real Madrid 3
- Kết quả bóng đá hôm nay 21/42024: Man City vào chung kết FA Cup
- “Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- Đề xuất tăng thuế nhập khẩu xơ polyester lên 2%
- Chạm vào ký ức
- Nhận định bóng đá Man City vs Real Madrid, tứ kết Cúp C1