VHO - Nhà khoa học máy tính Sasha Luccioni vừa công bố,àmtăngkhủnghoảngkhíhậkết quả trận werder bremen trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sử dụng nhiều năng lượng gấp 30 lần so với công cụ tìm kiếm thông thường.
Tạp chí Time (Mỹ) công nhận, Sasha Luccioni là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất trong giới AI năm 2024. Bà đã tìm cách xác định lượng khí thải của các chương trình như ChatGPT hoặc Midjourney trong nhiều năm qua. Sasha Luccioni giải thích, thay vì chỉ trích xuất thông tin như một công cụ tìm kiếm, các chương trình AI tạo ra thông tin mới, khiến toàn bộ quá trình này tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Trong nghiên cứu mới nhất, bà đã chứng minh việc tạo ra hình ảnh có độ nét cao bằng AI cũng tiêu tốn nhiều năng lượng như việc sạc đầy pin một chiếc điện thoại di động.
Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy các lĩnh vực AI, kết hợp với tiền điện tử, đã tiêu thụ gần 460 TWh điện năng vào năm 2022, chiếm 2% tổng sản lượng toàn cầu. Dù Microsoft và Google cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào cuối thập kỷ, nhưng các “gã khổng lồ” công nghệ này của Mỹ đã chứng kiến lượng khí thải nhà kính do AI của hãng tăng vọt trong năm 2023. Cụ thể, Google ghi nhận mức tăng 48% so với năm 2019 và Microsoft tăng 29% so với năm 2020.
Cùng với sự phát triển của AI tạo sinh, các hãng công nghệ phải mở rộng khả năng điện toán đám mây và các trung tâm dữ liệu đang mọc lên như nấm. Nhu cầu năng lượng cho AI là rất lớn. Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo, nhu cầu điện cho trung tâm dữ liệu và AI sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026, kéo theo nguy cơ thiếu điện khiến hoạt động bị hạn chế.
Sasha Luccioni cảnh báo các công ty công nghệ đang đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời kêu gọi lĩnh vực này minh bạch hơn trong các dữ liệu về phát thải và có chính sách triển khai đúng đắn. Bên cạnh đó, bà lưu ý cần “giải thích cho mọi người biết AI có thể và không thể làm gì, cũng như phải trả giá như thế nào”.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty muốn tích hợp công nghệ nhiều hơn vào cuộc sống, với các mô hình đàm thoại (chatbot) và thiết bị được kết nối hoặc trong các tìm kiếm trực tuyến, bà Sasha Luccioni bày tỏ ủng hộ việc sử dụng năng lượng một cách tỉnh táo. “Vấn đề ở đây không phải là phản đối AI, mà là lựa chọn đúng công cụ và sử dụng chúng một cách sáng suốt”, bà Sasha Luccioni nhấn mạnh.
Tuy nhiên, AI không chỉ gây ra biến đổi khí hậu, mà còn giúp giải quyết vấn đề này. Các chuyên gia lại cho rằng, điều quan trọng là sử dụng AI một cách có trách nhiệm và mang lại lợi ích cho xã hội. Bà Amanda Smith, nhà nghiên cứu cấp cao của Dự án Drawdown cho biết: “Chúng ta vẫn đang tìm cách hiểu và học hỏi lẫn nhau về loại AI nào phù hợp với vấn đề nào và đâu không phải là cách sử dụng tốt nhất sức mạnh máy tính hoặc sức mạnh con người để thiết lập một điều gì đó. Điều quan trọng là phải hiểu rằng, AI có thể là một tác nhân làm tăng lượng khí thải và cũng có thể giúp giảm lượng khí thải”.
Một điểm tích cực là các công ty công nghệ đang chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Google đặt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng sạch vào năm 2030 và đã đạt được 64% năng lượng không carbon vào năm 2023. Công ty cũng tuyên bố rằng các trung tâm dữ liệu của họ hiện tiết kiệm năng lượng hơn 1,8 lần so với mức trung bình của ngành.
Trong bối cảnh AI đang phát triển mạnh mẽ, việc đảm bảo một cách tiếp cận có trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần cân bằng giữa sự đổi mới công nghệ và các giá trị đạo đức, xã hội. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Công chúng cần nâng cao nhận thức về tác động của AI, còn các nhà hoạch định chính sách phải xây dựng khung pháp lý phù hợp. Chỉ khi cùng nhau hành động, chúng ta mới có thể khai thác tiềm năng to lớn của AI, đồng thời giảm thiểu rủi ro, hướng tới một tương lai công nghệ bền vững và công bằng cho tất cả mọi người.