您现在的位置是:Thể thao >>正文
【thứ hạng của port f.c.】Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Thể thao145人已围观
简介VietNamNet giới thiệu một số nội dung trong cuốn "Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng ...
VietNamNet giới thiệu một số nội dung trong cuốn "Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của PGS.TS Trương Minh Dục:
TheưtịchcổTrungHoathừanhậnHoàngSaTrườngSathuộcchủquyềnViệthứ hạng của port f.c.o lịch sử Trung Quốc, năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương nam và 214 TCN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214-208 TCN giành thắng lợi vẻ vang.
Cuộc chiến đấu này chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc. Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân đến vùng Nam sông Hồng, nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Khi nhà Hán thay nhà Tần và tiến hành mở rộng đất về phương Nam, dù chiếm được ba nước Việt (Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), nhưng Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20 độ Bắc.
Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ thể hiện rõ lãnh thổ phía nam Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Ảnh chụp màn hình SCMP |
Hoàng Sa thuộc về Giao Châu
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 SCN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: “Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cõi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra”.
Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông. Đây là cuốn sách ghi chép lại những điều lạ ở nước ngoài, không phải điều lạ ở Trung Quốc.
Thời kỳ 785-805 thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường biển từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar) không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng dưới đời Đường có sách Đường thư nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị, những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được.
Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam).
Đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tạo lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam.
Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc từ năm 1136 thể hiện rõ lãnh thổ phía nam Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Ảnh chụp màn hình SCMP |
Cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam
Đến thế kỷ 12, sử gia Triệu Nhữ Quát đời Tống trong cuốn Chư phiên chí xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quân Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách này cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Quốc không nên đến gần. Nhan đề sách là Chư phiên chí, nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Triều nhà Minh, trong cuốn Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi, Biển Đông được gọi là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hòa hạ Tây Dương, Trịnh Hòa hàng hải đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương.
Đời nhà Thanh, trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696, Thích Đại Sán - một nhà sư thời Khang Hy đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn năm Ất Hợi (1695) mô tả vị trí Vạn Lý Trường Sa là “cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào bờ”.
Một trang trong cuốn Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán thuật lại chuyến du hành tới Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt |
Đây là sự ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông, nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi lẽ, Hải ngoại ký sự là do người Trung Quốc viết về những điều được biết đến ở nước ngoài, chứ không phải viết về Trung Quốc.
Đến thế kỷ 19, trong bộ Hải quốc đồ ký, cuốn Hải lục của Vương Bỉnh Nam chép: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam.
Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa nêu lý do: “Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”.
Như vậy, qua các tài liệu lịch sử cổ của Trung Quốc, rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hòa bình và liên tục, không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào kể cả Trung Quốc.
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ do Hàn lâm viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài Nghiên cứu về lịch sử và địa lý nhận định: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”.
PGS.TS Trương Minh Dục (giảng viên cao cấp, Học viện Chính trị khu vực 3 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Thượng tôn pháp luật: Lời giải cho hòa bình Biển Đông
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei đều phê chuẩn UNCLOS. Công ước này nghiêm cấm sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp trên biển.
Tags:
相关文章
Tây Ninh Smart
Thể thaoThực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Tây Ninh về Chuyển đổi số t ...
【Thể thao】
阅读更多Đã có máy kiểm tra thực phẩm ở các chợ Hà Nội
Thể thaoẢnh minh họa (nguồn Internet)Đây là máy xét nghiệm nhanh thực phẩm nhằm g ...
【Thể thao】
阅读更多Học sinh Trường THPT Trí Đức nghỉ học vì hội chứng cúm: Đâu là nguyên nhân?
Thể thaoTheo đó, từ ngày 17-1 đến nay, cơ quan y tế ghi nhận tổng cộng 54 trường hợp có ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- Chi nửa triệu đồng đặt chỗ xem pháo hoa đêm Giao thừa
- Lính thủy đánh bộ Ukraine tại Crimea nhận tối hậu thư
- Quyền của người tiêu dùng ở đâu đối với giá xăng dầu
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- TS Alan Phan bình luận về người giàu và người nghèo
最新文章
-
Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
-
Giải thưởng Kovalevskaia 2013 đã có chủ
-
Đề nghị rút gọn thủ tục của bệnh nhân bảo hiểm
-
Chủ tịch SSI: “Vẫn còn bóng ma của nợ xấu ngân hàng”
-
Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
-
Một năm thành công của ngoại giao Việt Nam
友情链接
- Cam chịu không phải là cách giữ tình yêu!
- Yêu cầu không hạn chế thời gian hoạt động ATM vào ban đêm
- Đối thoại liên kết chuỗi giá trị ngành hàng tôm hướng tới phát triển bền vững
- Cà Mau luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp
- Tăng cường cô lập dịch tả lợn châu Phi tiến tới công bố hết dịch
- Đường Hồ Chí Minh
- Một "Xuân yêu thuơng" thật ý nghĩa
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng du lịch nước ngoài xếp thứ 2 khu vực
- Ngành văn hóa nên chủ động nội lực tháo gỡ khó khăn