Cuối năm 2018,ếnxeminhoanchonhữnggiađìnhtraotặngsựsốkeo 365 anh H.M.N (37 tuổi, ngụ Đăk Lăk) sau khi xem trận bóng Chung kết AFF Suzuki trên đường trở về không may bị tai nạn giao thông. Nạn nhân được đưa vào Bv Chợ Rẫy cấp cứu, song bác sĩ lắc đầu khi anh đã rơi vào tình trạng chết não. Trước lúc đưa anh N. về quê lo hậu sự, gia đình đã hiến tặng 5 bộ phần gồm: 2 thận, 1 lá gan và hai giác mạc cứu sống 5 người. Cuộc viếng thăm trao kỉ niệm chương cho gia đình anh Hà Minh Sáng vào cuối năm 2018. Ảnh: Phan Nhơn Cuộc viếng thăm bất ngờ! Từ mờ sáng cuối năm 2018, chuyến xe xuất phát từ Chợ Rẫy vượt 8 tiếng để đến thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk để thăm và tri ân gia đình anh N. Khi chúng tôi đến nơi trời bắt đầu chiều, không khí vùng cao nguyên bỗng lạnh, từng cơn gió rít như cắt vào da thịt, phải mất 1 km mon men theo con đường mòn xuống một con dốc mới đến nhà. Ở đó, dưới chân dốc là căn nhà cũ xiêu vẹo được anh Hà Minh Sáng, em trai anh N. dắt chúng tôi vào nhà. Lọ mọ từ trong nhà, người phụ nữ lưng còng, mắt mờ đeo kính dáng người nhỏ xíu, ra đón. Mẹ anh N. xúc động khi nhắc về con trai đã mất hiến tạng cứu 5 người. Ảnh: Phan Nhơn Khi được con trai giới thiệu đây là đoàn bác sĩ Chợ Rẫy lên thăm và trao kỉ niệm chương vì sức khỏe cộng đồng cho gia đình, bà Trần Thị Nghi Hảo, mẹ anh N. bật khóc. Sau khi cả đoàn thắp nén hương cho anh N., bà Hảo mời mọi người ngồi, nước mắt người mẹ liên tục chảy. “Thằng con bất hiếu, nó đi làm tận Long An, đi luôn không về. Bác sĩ ơi đừng nhắc nữa, cứ nhắc đến nó là nước mắt tôi chảy, không kìm lòng được. Ngày nào tôi cũng lọ mọ đi ra đi vô ngóng trông nó trở về”, người mẹ nắm tay bác sĩ rưng rưng. Cuộc viếng thăm cũng là lúc không khí giáp Tết ùa về, vậy mà căn nhà 4 góc buồn thiu. Bên trong bức tường nhà nứt nẻ, cột kèo xiêu vẹo phải được chèn chống thêm. Tưởng chừng căn nhà chỉ một cơn gió mạnh là quật ngã. Anh Hà Minh Sáng làm thợ hồ phải chạy vội về nhà trong bộ đồ còn lấm lem. “Gia đình không hề biết câu chuyện tri ân và kỉ niệm chương của Bộ Y tế, cứ nghĩ anh mất rồi cho đi các bộ phận giúp người khác sống khỏe là mừng rồi, không mong muốn gì cả. Chuyến viếng thăm bác sĩ vô cùng bất ngờ với gia đình”, anh Sáng nói. Chuyến xe viếng thăm gia đình anh N. là một trong những chuyến thăm trao kỉ niệm chương Bộ Y tế với người đóng góp cho ngành y tế. Ảnh: Phan Nhơn TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị ghép bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy chia sẻ, từ lúc đơn vị ra đời năm nào cũng có những chuyến xe viếng thăm, trao kỉ niệm chương cho các gia đình hiến tạng. Đồng thời, cuối năm thường là dịp thăm hỏi tặng quà Tết, động viên các gia đình vượt qua khó khăn khi mất trụ cột trong gia đình. Gần đây, nhiều trường hợp hiến tạng chết não nên những chuyến xe tri ân cuối năm nhiều hơn, mở rộng ra khỏi TP.HCM từ Kiên Giang, Trà Vinh cho đến Lâm Đồng, Đăk Lăk. Chuyến xe trở lại để minh oan Một năm trôi qua tưởng chừng nỗi đau mất người thân và những người được hồi sinh sau khi nhận tạng đã giúp gia đình nguôi ngoai. Tin nhắn cầu cứu bác sĩ lúc nửa đêm khi nhiều người xầm xì gia đình buôn bán tạng con khi mất được bác sĩ xác nhận khi trở lại. Ảnh: Phan Nhơn Nửa đêm một ngày cuối tháng 11, một tin nhắn từ số lạ gửi vào điện thoại ông Lê Minh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội, kiêm phó trưởng đơn vị điều phối. Nội dung cầu cứu vì gia đình hàm oan với những lời xầm xì “bán tạng”. Từ tin nhắn này, 1 chuyến xe gấp rút đưa bác sĩ Thu lên đường trở lại thị trấn Ea Knốp, cũng là thời điểm tròn 1 năm ngày giỗ anh N. “Đã quá nhiều lần gia đình của người hiến tạng hàm oan, họ chịu đựng âm thầm, bao ẩn ức cứ nén mãi, không dễ dàng gì họ nói ra với mình. Khi nghe vậy, mình phải lên đường ngay để giúp họ giải tỏa nỗi ấm ức này, kéo dài chỉ khiến thêm nhiều bi kịch”, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu nói khi trên đường đến nhà anh Sáng. Thật sự nhiều câu chuyện hiến tạng cứu người đã lan tỏa, rung động bao người được loan tải trên báo chí và truyền thông. Vậy mà, ở những vùng quê, những câu chuyện như vậy chưa thể nào chạm đến họ, câu chuyện hiến tạng bị khúc xạ thành “bán tạng” đã làm khổ bao gia đình làm ơn phải tội. Mẹ anh N., người hiến tạng đau lòng khi hay tin bà con nói rằng gia đình bà bán tạng con trai. Ảnh: Phan Nhơn Từ câu chuyện “Cuộc chạy trốn người mẹ sau đám tang con trai” hay những câu chuyện đau lòng nhà chồng từ mặt con dâu khi hiến tạng chồng, đã bao lần khiến các bác sĩ Chợ Rẫy ngược xuôi những chuyến xe “giải oan”. Nhiều lần trực tiếp trao kỉ niệm chương Bộ Y tế cho các gia đình như một minh chứng minh oan, cũng như ghi nhận nghĩa cử cao đẹp, song không triệt để. Lần này trở lại, và rút ra quá nhiều bài học, TS.BS Dư Thị Ngọc Thu đã tìm đến chính quyền thị trấn Ea Knốp. Tại đây, vị bác sĩ trình bày câu chuyện gia đình anh Sáng đã hiến tạng anh trai cứu sống 5 người vậy mà phải cay đắng nhận lời đàm tiếu buôn bán tạng phủ. Và cũng mong, chính quyền hỗ trợ tinh thần cũng như thông báo đến bà con hiểu rõ hơn câu chuyện này. Ông Trần Xuân Ngọc, Phó Chủ tịch Thị trấn xúc động và bất ngờ trước câu chuyện của cư dân trên địa bàn mình quản lý. “Thật sự xúc động khi nghe bác sĩ tìm đến chính quyền để chia sẻ thông tin quý giá.Thực chất bản thân tôi cũng có đọc trên báo, trên mạng về những câu chuyện tốt đẹp hiến tạng, vậy mà đến hôm nay mới biết có 1 gia đình tại tôi sinh sống làm điều này. Trường hợp đầu tiên của địa phương cũng như của tỉnh”, ông Ngọc bày tỏ. Sau phút gặp gỡ, vị Phó chủ tịch đã đứng ra cảm ơn gia đình anh bố con anh Sáng, đồng thời qua các cuộc tiếp xúc với bà con sẽ thông báo câu chuyện này lên phát thanh và các cuộc họp để lan tỏa thêm. Chính quyền địa phương còn hứa quan tâm, hỗ trợ gia đình nếu trong hoàn cảnh khó khăn. Cuộc gặp giữa bác sĩ đơn vị ghép tạng với chính quyền thị trấn Ea Knốp, giải bày và minh oan cho gia đình anh N. Ảnh: Phan Nhơn Cuộc tiếp xúc thân mật đã góp phần cởi trói, giúp gia đình trút bỏ những bức xúc, ẩn ức bao lâu nay. “Coi như anh trai được an nghỉ, gia đình cũng không còn bận tâm đến những lời đàm tiếu, xầm xì, mẹ già của tôi cũng không còn buồn nữa”, anh Sáng giải bày. Tình cờ, Đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người đến trao kỉ niệm chương cho 1 gia đình hiến tạng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, gia đình mời chính quyền địa phương đến chứng kiến. Buổi lễ trang trọng, có phát biểu của đại diện chính quyền với đông đảo bà con đến dự 49 ngày người hiến tạng mất. Lúc này, câu chuyện gia đình được tri ân và những thắc mắc về việc hiến tặng sự sống đã giúp gia đình không phải chịu đựng điều tiếng bán tạng, giúp cho bác sĩ Thu chuẩn bị kĩ cho chuyến giải oan ở Đăk Lắk. Sau hai lần giải oan thành công, bác sĩ Thu cho hay sẽ cố gắng những chuyến đi cuối năm trao kỉ niệm chương thường kết hợp với địa phương chứng kiến thành thường lệ để ghi nhận nghĩa cử của các gia đình đối với ngành y tế.
Phan Nhơn
|