【kết qua bong da hôm nay】Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia: Tăng tích lũy cho doanh nghiệp, người dân
Chủ trương tái cấu trúc nền tài chính quốc gia là một chủ trương lớn trong giai đoạn hiện nay. Theo ông, Nhà nước cần quan tâm đến những vấn đề gì để triển khai thành công chủ trương này?
Nền tài chính quốc gia được cấu thành bởi 3 bộ phận là tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư. Nói đến tái cấu trúc nền tài chính quốc gia có nghĩa là phải cơ cấu lại cả 3 bộ phận nói trên.
Trong tài chính lại có 3 nội dung quan trọng là huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Để tái cấu trúc, trước tiên là phải thay đổi các chính sách huy động nguồn lực của đất nước cho 3 bộ phận của nền kinh tế. Thứ hai là làm sao phân bổ những nguồn lực đó một cách hợp lý, hiệu quả, có mục đích, có chủ định cho 3 bộ phận đó. Thứ ba là sử dụng từng nguồn lực tài chính để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Trong 3 bộ phận cấu thành nên nền tài chính quốc gia, theo ông, bộ phận nào quan trọng nhất? Và việc tái cấu trúc bộ phận đó cần được thực hiện như thế nào?
Dĩ nhiên, tài chính Nhà nước là cấu phần quan trọng nhất, tập trung nhiều nguồn lực nhất nên phải được phân bổ, sử dụng một cách đúng mục đích, đúng mục tiêu và đảm bảo đạt được yêu cầu của phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tiết kiệm, không lãng phí, thất thoát.
Để giải quyết được vấn đề này, việc lớn nhất cần làm là sớm tạo lập lại khuôn khổ pháp lý cho nền tài chính quốc gia hay nói khác đi là chúng ta phải có Luật Tài chính Nhà nước hay Luật Tài chính công bên cạnh những Luật hiện đã có như Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công,…
Tôi cho rằng, trước đây, Nhà nước chúng ta có chủ trương xây dựng “nước mạnh, dân giàu”, có nghĩa là “nước mạnh” trước đã rồi mới đến “dân giàu”. Khi đó, mọi nguồn lực được tập trung trong tay Nhà nước là chủ yếu. Nhưng bây giờ, khi kinh tế phát triển theo thị trường, chủ trương của Nhà nước đã thay đổi thành “dân giàu, nước mạnh”, tức là dân có giàu thì nước mới mạnh. Do vậy, việc tái cấu trúc nền tài chính quốc gia phải hướng tới làm sao cho toàn bộ nền kinh tế, nền tài chính phải được phát triển toàn diện và được kiểm soát, kiểm tra rõ ràng.
Với việc thay đổi định hướng ấy thì Nhà nước sẽ phải dần giảm bớt tỷ trọng nguồn lực tập trung trong tay mình để chuyển dần sang cho các doanh nghiệp và dân cư. Trước đây, tỷ lệ huy động nguồn lực khoảng 40-45% thì nay giảm dần về mức 25% và thấp hơn nữa. Đồng nghĩa rằng, tài chính Nhà nước vẫn ngày càng tăng về quy mô nhưng giảm về tỷ trọng, giảm dần mức huy động vào tay Nhà nước, tăng tích lũy cho doanh nghiệp, người dân.
Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa tái cấu trúc nền tài chính quốc gia với sự phát triển chung của nền kinh tế?
Theo tôi, hai vấn đề này gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Mục tiêu phát triển kinh tế chung là tăng trưởng hợp lý, bền vững và trở thành một nền kinh tế bao trùm, toàn diện. Muốn như vậy thì tài chính – công cụ phục vụ cho sự phát triển kinh tế phải được tái cấu trúc tương ứng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thông qua chức năng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho nền kinh tế. Từ đó, góp phần hoàn thành những mục tiêu phát triển đã đề ra.
Xin cảm ơn ông!