Hiện nay,ộngđồngbảovệmitrườvao bong 1gom.com ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là mối lo chung và thách thức lớn của cả nhân loại. Vì thế, thời gian qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực phối hợp, chung tay giải quyết vấn nạn này, trong đó các tổ chức tôn giáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Con đường xanh, sạch, đẹp ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, do bà con giáo dân ở nhà thờ Cái Nhum xây dựng.
Ô nhiễm môi trường, BĐKH là một trong những thách thức lớn của nhân loại hiện nay. Cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng chịu tác động nặng nề của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, bão lũ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cuộc sống, sức khỏe của nhân dân. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện nay, các nhà máy, khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, trong đó có một bộ phận nằm trong khu dân cư, cộng với những hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Với tỷ lệ chiếm khoảng 30% dân số của tỉnh thì vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước thực trạng trên, để giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh Hậu Giang cùng với các cấp, các ngành đã phối hợp với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong công tác bảo vệ môi trường. Theo thống kê, trong những năm qua, 14 tôn giáo với hơn 200.000 chức sắc, nhà tu hành, tín đồ đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội và có nhiều đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường.
Không riêng gì các vùng ngoại thành khác, do không có xe rác đến tận nơi thu gom nên việc xử lý rác của các hộ dân ở khu vực Bình Thạnh C, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, chủ yếu là đốt, lấp kênh mương, thậm chí có hộ vứt bừa bãi xuống kênh rạch. Nhưng ít ai nghĩ rằng việc làm này đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Nhận thấy được tác hại của rác thải đến môi trường, vì thế thời gian qua trụ trì Thích Thông Hạnh, ở chùa Long An, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, đã hướng dẫn tín đồ bảo vệ môi trường bằng những công việc cụ thể. Bắt đầu là những việc làm đơn giản nhưng lại thiết thực như: tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt, giặt sạch và phân loại túi nilon tái sử dụng lại hoặc biếu cho các chỗ thu mua phế liệu. Còn lượng thức ăn thừa thì ủ hoai mục thành phân bón cho cây trồng.
Bà Trần Thị Sương, ở ấp Bình Thạnh C, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Hồi trước, bao nhiêu rác thải sinh hoạt là gia đình tôi đều bỏ cả vào túi nilon rồi đốt. Nhưng từ khi sư trụ trì chùa ở đây hướng dẫn, tôi đã từ bỏ thói quen trên. Giờ đây, miễn có rác là tôi phân loại riêng từng loại. Túi nilon sẽ để dành lại, còn các loại rác đốt được thì đem đốt, thức ăn thừa thì đem ủ làm phân bón”.
Trụ trì Thích Thông Hạnh cho biết: “Bảo vệ môi trường có ý nghĩa đối với toàn thể nhân loại, vì thế sau khi được UBMTTQVN tỉnh vận động, chúng tôi cũng hưởng ứng thực hiện. Bởi, vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu hết sức quan trọng. Vì thế từ trước đó, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam đã ký kết với UBMTTQVN về vấn đề này. Lồng ghép các buổi sám hối hàng tháng, tự hướng dẫn các tín đồ trong việc bảo vệ môi trường từ việc nhỏ nhất là phân loại rác thải tại nguồn. Sau nhiều lần thuyết giảng, hầu hết các phật tử đều thực hiện. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục vận động không chỉ trong phật tử, mà cả bà con ở khu vực khác để phong trào này tiếp tục được lan tỏa”.
Không chỉ Phật giáo, công tác bảo vệ môi trường cũng được thực hiện ở đồng bào Công giáo. Mô hình con đường xanh, sạch, đẹp ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc cải thiện cảnh quan môi trường. Linh mục Chánh sở họ đạo Cái Nhum Nguyễn Văn Khảo khẳng định: “Việc bảo vệ môi trường phù hợp với truyền thống sống của họ đạo. Vì thế, chúng tôi luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường dọc tuyến giao thông nông thôn dài 2km từ nhà thờ Cái Nhum ra bến đò. Đồng thời, xây dựng các hố rác công cộng tại tuyến đường để nâng cao ý thức của bà con giáo dân trong việc thu gom rác thải sinh hoạt. Chưa dừng lại ở đó, thông qua thánh lễ ngày chủ nhật, chúng tôi kêu gọi bà con giáo dân cùng nhau bảo vệ môi trường sống”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Hậu Giang, cho biết: Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, ngay từ đầu năm, UBMTTQVN tỉnh đã tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp “Bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH giai đoạn 2016-2020” với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng 14 tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, hàng loạt các nội dung cụ thể được triển khai thực hiện. UBMTTQVN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến các chức sắc, tín đồ trong việc bảo vệ môi trường. Cũng như xây dựng nhiều mô hình với sự đăng ký của các cơ sở thờ tự để huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường. Có thể thấy, việc làm trên đã đạt nhiều kết quả tích cực, không chỉ nhận được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan, mà các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và nâng cao trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động và hành động cụ thể thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.
“Để tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết trong công tác bảo vệ môi trường, thời gian tới, UBMTTQVN tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung vào đặc thù, điều kiện sinh hoạt, tập quán của từng tôn giáo, từng địa phương. Theo đó, mỗi tôn giáo cần xây dựng và nhân rộng các mô hình nhân dân tự quản bảo vệ môi trường, các mô hình điểm bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH ở các địa bàn dân cư để cả người theo đạo lẫn không theo đạo có thể tham gia”, bà Tuyết Loan nhận định.
Bài, ảnh: THANH THÚY