【kết quả bosnia】733 xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh
作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:42:34 评论数:
Ngày 10/7/2019,ãđãquangàykhôngphátsinhthêmlợnmắcbệkết quả bosnia tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đến ngày 8/7/2019, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 4.550 xã, 501 huyện của 62 tỉnh, thành phố (chưa qua 30 ngày); tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.856.722 con (chiếm khoảng hơn 8% tổng đàn lợn thực tế là trên 35 triệu con), cả nước còn tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh DTLCP.
Đồng thời, đến nay đã có 733 xã, thuộc 202 huyện của 40 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh DTLCP.
Công tác ứng phó với DTLCP tiếp tục tồn tại nhiều khó khăn, bất cập chưa được khắc phục như: Người chăn nuôi vẫn sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt; khi phát hiện lợn có bệnh, không báo với chính quyền địa phương và thú y cơ sở, tự ý điều trị, vứt xác lợn ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh; bán chạy lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Nhiều địa phương chưa làm tốt công tác kiểm soát giết mổ; vẫn để tình trạng giết mổ lậu diễn ra, cá biệt có trường hợp thu gom lợn chết không rõ nguyên nhân và nguồn gốc để giết mổ, đưa vào các quán ăn để tiêu thụ...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, DTLCP rất nguy hiểm nhưng nếu nắm chắc nguyên lý và tổ chức trong hành động một cách triệt để có thể giảm thiểu được thiệt hại. Đặc biệt an toàn sinh học đến giờ phút này là "vũ khí" duy nhất để ứng phó với DTLCP và là nguyên lý nói chung ứng phó các loại dịch bệnh trên vật nuôi.
Ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định, triển khai tổng thể các giải pháp an toàn sinh học là giải pháp hiệu quả nhất trong ngăn chặn và giảm thiệt hại do DTLCP gây ra.
Bộ trưởng lưu ý, nguyên tắc trong phòng chống DTLCP hiện nay vẫn là “vừa chống vừa xây”, vừa ngăn chặn dập dịch, vừa phải đảm bảo cho chăn nuôi nói chung, trong đó có chăn nuôi lợn, nhất là đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho các tháng cuối năm 2019 lẫn dài hạn.
Bên cạnh chăn nuôi an toàn sinh học, phải áp dụng đồng bộ các giải pháp ứng phó với dịch, gồm cả nghiên cứu sản xuất vacxin, chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh… Bộ trưởng cho biết, việc tổ chức nghiên cứu sản xuất vacxin đang thu được những kết quả bước đầu khả quan./.
Phúc Nguyên