【ket qua nations league】Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững
Tính đến cuối tháng 8/2019,ụngchnhschgpphầngiảmnghobềnvữket qua nations league tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 199.823 tỷ đồng, tăng 57.295 tỷ đồng (tăng 40,2%) so với 31/12/2015. Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, góp phần trực tiếp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Dư nợ tăng hơn 40% với các chương trình đa dạng
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tín dụng chính sách xã hội đã phát huy hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, có tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Đến 31/8/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 199.823 tỷ đồng, tăng 57.295 tỷ đồng (tăng 40,2%) so với 31/12/2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 9,7%, với gần 6,6 triệu khách hàng còn dư nợ.
Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu vào các chương trình tín dụng lớn, chiếm gần 98% tổng dư nợ.
Cụ thể, thứ nhất, chương trình tín dụng hộ nghèo với dư nợ đạt 35.888 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ, với hơn 1,1 triệu hộ đang còn dư nợ; doanh số cho vay giai đoạn 2016-2019 đạt 41.905 tỷ đồng với gần1,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn; đã tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách. Đây là chương trình tín dụng có dư nợ lớn nhất trong các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang thực hiện; nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trong cả nước, trong đó tập trung cho các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn; đã giúp cho trên một triệu hộ vươn lên thoát khỏi ngưỡng nghèo.
Thứ hai, chương trình tín dụng hộ cận nghèo, dư nợ đạt 31.572 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng dư nợ với hơn 894 nghìn hộ còn dư nợ, tăng 4.091 tỷ đồng so với 31/12/2015.
Thứ ba, chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo với dư nợ đạt 33.159 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng dư nợ với trên 1 triệu hộ còn dư nợ, tăng 29.655 tỷ đồng so với 31/12/2015.
Thứ tư, chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với dư nợ đạt 34.035 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ với gần 2,8 triệu lượt hộ còn dư nợ, tăng 13.939 tỷ đồng so với 31/12/2015.
Thứ năm, chương trình cho vay giải quyết việc làm với dư nợ đạt 17.285 tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng dư nợ với gần 529 nghìn khách hàng còn dư nợ, tăng 10.461 tỷ đồng so với 31/12/2015.
Thứ sáu, chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với dư nợ đạt 11.038 tỷ đồng, chiếm 5,5% tổng dư nợ với trên 414 nghìn khách hàng còn dư nợ; doanh số cho vay giai đoạn 2016-2019 đạt 6.908 tỷ đồng, với gần 199 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn đi học. Đây là chương trình tín dụng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội, sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Ngoài ra, NHCSXH có các chương trình tín dụng với vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số…
Tạo thuận lợi khi vay vốn để làm ăn, giảm lượng tái nghèo
Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, góp phần trực tiếp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, trong đó tập trung ưu tiên cho vay khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới,... và đối tượng hộ nghèo.
Người thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý vốn, mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.
Vốn tín dụng chính sách xã hội có tác động trực tiếp đẩy lùi và ngăn chặn sự tác động tiêu cực của tín dụng đen đến đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là tại các vùng nông thôn, DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Theo NHCS, vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng DTTS và miền núi; đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cao; góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2007-2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,75% xuống còn 4,25%; giai đoạn 2016-2018 giảm từ 8,23% xuống còn 5,23% (bình quân 1,0%/năm).
Hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chất lượng tín dụng cao với nhiều phương thức cho vay hiệu quả
Theo NHCSXH, bên cạnh việc gia tăng dư nợ, chất lượng tín dụng chính sách xã hội không ngừng được nâng cao, góp phần bảo toàn nguồn vốn cho vay
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được củng cố và nâng cao. NHCSXH đã tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trong toàn hệ thống, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp thực hiện các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với những đơn vị có nợ quá hạn cao…
Để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh,...) khắc phục khó khăn, tiếp tục có vốn để sản xuất, NHCSXH đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, đảm bảo việc xử lý nợ bị rủi ro chính xác, kịp thời, đồng thời bổ sung nguồn vốn tạo điều kiện để người vay tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất, thoát nghèo vươn lên, tránh nguy cơ tái nghèo.
Chất lượng tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống NHCSXH tại thời điểm 31/8/2019 là 0,75% (nợ quá hạn 0,42%, nợ khoanh 0,33%).
Đáng chú ý, NHCSXH đã thiết lập được mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội và cách thức tác nghiệp đặc thù, hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo, hộ DTTS
NHCSXH đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù thông qua hình thức phân công, phân cấp trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc xác nhận đối tượng thụ hưởng chính sách. Qua đó đã chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng kịp thời, hiệu quả; đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước, đặc biệt của chính quyền cấp xã và vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, huy động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng và toàn xã hội chung tay giúp người nghèo.
Bên cạnh đó, NHCSXH thực hiện thành công cách thức hoạt động nghiệp vụ sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đó là tổ chức giao dịch tại các Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thành lập các Tổ tiết kiệm - vay vốn (TK&VV) tại cấp thôn. Tổ TK&VV là nơi giúp hộ vay thực hiện các thủ tục vay vốn, tổ chức sinh hoạt tương trợ giúp đỡ nhau, đảm bảo thực hiện cơ chế dân chủ, vừa là nơi để ngân hàng đưa các nghiệp vụ về cơ sở phục vụ hộ nghèo.
Đến 31/8/2019, toàn quốc tổ chức giao dịch tại 10.956 điểm giao dịch xã và thành lập 178.896 Tổ TK&VV hoạt động tại 100% thôn, ấp, bản, làng... đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Tín dụng chính sách xã hội được thiết kế với một chuỗi các sản phẩm tín dụng để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tiến trình phát triển của họ, theo nguyên tắc ưu tiên hộ nghèo rồi đến hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tạo thành một hệ thống chính sách đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ đa chiều cho người dân không chỉ giảm nghèo mà còn thoát nghèo bền vững.
Nguồn vốn tín dụng chính sách được tập trung ưu tiên cho vay đối với hộ nghèo, hộ DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến 31/8/2019, dư nợ của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 55,9% tổng dư nợ và dư nợ tại vùng DTTS và miền núi chiếm 52,6% tổng dư nợ toàn quốc. Cùng với đó, NHCSXH luôn ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi về con người, cơ sở vật chất, chính sách đặc thù về công tác cán bộ, thi đua khen thưởng,... cho các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện còn nhiều khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, tập trung đồng bào DTTS sinh sống để các đơn vị đó triển khai tốt tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo nguồn vốn đến đúng các đối tượng thụ hưởng, nhanh chóng và thuận lợi./.
Theo Anh Minh/Chinhphu.vn