Việt Nam đang thiếu nguồn cung về đội ngũ quản lý,ìsaoViệtNamkhóthamgiavàochuỗicungứngtoàncầbảng xếp hạng bóng đá nữ việt nam kỹ sư có tay nghề cao. Ảnh: TL Xu hướng siêu toàn cầu hóa đang chững lại Bà Marva Corley- Coulibaly-Trưởng ban Toàn cầu hóa, cạnh tranh và Tiêu chuẩn Lao động, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, xu hướng toàn cầu hóa bắt đầu từ năm 1990 và đến nay vẫn tiếp tục tiếp diễn. Siêu toàn cầu hóa bao gồm có sự tăng tiến về dòng vốn và dòng thương mại giữa các quốc gia, cụ thể là các quốc gia ở phía Nam bán cầu lên các quốc gia ở Phía Bắc bán cầu. Cùng với đó, xu hướng toàn cầu hóa liên quan đến dòng dịch chuyển hàng hóa từ những sản phẩm bán hoàn thành đến sản phẩm hoàn thành. Xu hướng toàn cầu hóa bắt nguồn từ những chính sách tự do hóa thương mại, tự do hóa thị trường và các hiệp định đối tác. Từ đó, các công ty lớn xây dựng chi nhánh nước ngoài đặt tại các quốc gia có lao động giá rẻ và khung pháp lý còn chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, có một số quan điểm cho rằng tiến trình toàn cầu hóa đang chậm lại, dòng lưu chuyển thương mại đang chững lại. Số liệu thống kê trong thời gian gần đây cho thấy sự chững lại của dòng vốn đầu tư nước ngoài và các đầu vào trung gian. Mặt khác, chi phí giao thông vận tải hiện nay không giảm nhiều, thuế quan cũng không giảm, các công ty lớn không thấy những nước có lao động giá rẻ còn hấp dẫn như trước đây. Bên cạnh đó là xu hướng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo khiến những công ty đa quốc gia có xu hướng di dời cơ sở sản xuất tại các quốc gia có nhân công giá rẻ để quay lại gần hơn với thị trường tiêu thụ hàng hóa cuối cùng. Bên cạnh đó, ngoài những xu hướng sáp nhập và hợp nhất (M&A), những DN của Hoa Kỳ có xu hướng đưa cơ sở sản xuất quay trở lại nội địa. Về một khía cạnh nào đó, chuỗi cung ứng toàn cầu không còn toàn cầu nữa. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ có nhiều lợi ích đối với thị trường việc làm như tăng số lượng việc làm, tăng tiền lương, có tác dụng giảm nghèo nhất định. Tuy nhiên, khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với thị trường lao động như việc phân bố lợi ích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc làm thỏa đáng cho người lao động, giờ làm việc quá dài, vi phạm vệ sinh an toàn lao động, khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang phát triển phát nâng cao kỹ năng nghề và tiền lương, song song với đó phải đảm bảo đủ tư liệu sản xuất trong khu vực. Nếu không như vậy thì một số quốc gia sẽ bị bỏ ngoài chuỗi cung ứng. DN nội địa khó tiếp cận ưu đãi Ông Nguyễn Xuân Thành- Giảng viên cao cấp về chính sách công, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, có 2 hạn chế mà Việt Nam cần khắc phục trong thời gian tới nếu muốn tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Hạn chế thứ nhất là sự thiếu liên kết giữa ngành có xu hướng xuất khẩu với sự dẫn đầu là các DN FDI và các DN nội địa quy mô nhỏ. Ông Thành đưa ra ví dụ: “Chúng tôi đã thực hiện khảo sát vai trò của Intel tại Việt Nam. Trên thực tế, Intel là công ty xuất khẩu lớn nhất ở TP HCM với chip máy tính. Chúng tôi nghiên cứu chế độ lương, thưởng của người lao động của Intel thì thấy rằng, tiền lương, thưởng chỉ chiếm 3% tổng doanh thu. Chúng tôi đã nghiên cứu về phân bố lợi ích của những lợi nhuận có được từ chuỗi cung ứng toàn cầu. Những DN nội địa không có sự hiện diện trong chuỗi sản xuất các linh kiện trực tiếp cho Intel. Ngoài ra, những dịch vụ có giá trị gia tăng lớn như dịch vụ vận tải logictics, bảo hiểm, tài chính, dịch vụ cung ứng thực phẩm, an ninh, an toàn cũng không có sự tham gia của DN nội địa”. Ông Thành cho biết thêm, tương tự khi nghiên cứu tại Samsung, một công ty xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chi phí lao động tại công ty chỉ chiếm 2,1% tổng doanh thu. Rất khó tìm thấy sự có mặt của DN nội địa trong việc cung ứng vật tư, linh kiện trực tiếp cho Samsung. Ngay cả việc cung ứng thực phẩm hay giao nhận vận tải cũng không hề có sự tham gia của DN nội địa. “Trên thực tế, môi trường của chúng ta rất mang tính kiến tạo và thuận lợi cho DN xuất khẩu, tuy nhiên lại không thuận lợi cho những DN không tham gia vào thương mại quốc tế. Đại đa số những công ty thuận lợi thì lại làm ở lĩnh vực bất động sản hoặc tài chính, không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ví dụ như chính sách tiếp cận đất đai, nguồn vốn, nếu là công ty nước ngoài FDI, hay là công ty nội địa nhưng xuất khẩu trực tiếp thì sẽ nhận được nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, nếu chỉ là DN nội địa, kể cả khi DN đó cung ứng cho DN xuất khẩu, thì vẫn không nhận được ưu đãi”- ông Thành cho biết. Theo ông Thành, hiện nay có một sân chơi không bình đẳng giữa DN FDI và DN nội địa. Hạn chế thứ hai, đó là trình độ tay nghề. Một số DN ở TP HCM và các vùng lân cận có mong muốn cung ứng dịch vụ cho DN FDI, điều đầu tiên họ cần làm là phải thuê tuyển những kỹ sư, quản lý từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan có tay nghề cao để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong thời gian qua, đã có những công ty đào tạo thành công kỹ sư của Việt Nam bằng cách thuê những chuyên gia nước ngoài đào tạo, qua đó nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho người Việt Nam. “Hiện nay, Việt Nam vẫn đang thiếu nguồn cung về đội ngũ quản lý, kỹ sư có tay nghề cao”- ông Thành nhận định./. Bùi Tư |