游客发表
发帖时间:2025-01-26 06:41:29
Tại hội thảo,ẻkinhnghiệmxâydựngthươnghiệuViệcác câu lạc bộ tây ban nha các chuyên gia kinh tế đã cùng nhau thảo luận nhằm giúp cộng đồng thức tỉnh và xác định tâm thế cho “cuộc chiến mới”: cuộc chiến trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, giữa các doanh nghiệp Việt còn non kém kinh nghiệm, yếu về tài chính với các doanh nghiệp toàn cầu mạnh mẽ về tài chính và sành sỏi kinh nghiệm, đồng thời chia sẻ nguyên lý thành công cho các thương hiệu Việt Nam.
Những hồi chuông mạnh mẽ
Mở đầu hội thảo, bà Vũ Kim Hạnh – Giám đốc BSA nhận định: “Vào thời điểm hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất của mình kể từ khi đổi mới. Riêng trong 9 tháng đầu năm đã có 40.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Nếu tính hai năm 2011, 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng với con số này của 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao”.
Do đó, yêu cầu trụ vững của các doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Theo phân tích của bà Hạnh, các doanh nghiệp Việt đang phải chiến đấu trong một bối cảnh mà chưa bắt tay sản xuất đã thua kém đối thủ vì chi phí vốn (lãi suất ngân hàng) cao gần gấp 10 lần các công ty đa quốc gia vốn là đối thủ hùng mạnh, sừng sỏ của thị trường thế giới trong nên kinh tế hoàn toàn mở.
Chuyên gia marketing Hoàng Tùng cũng nêu ra những con số đáng báo động. Theo đó, hiện chỉ còn 400.000/600.000 doanh nghiệp còn thực sự đóng thuế, điều này đồng nghĩa với 1/3 doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn hoặc thực tế đã dừng hoạt động. Không chỉ có vậy, chuyên gia Hoàng Tùng còn chỉ ra một vấn đề đáng lo ngại hơn, đó là làn sóng khá lớn các thương hiệu Việt bị rơi vào tay các công ty nước ngoài. Tiêu biểu như trường hợp của các thương hiệu Tribeco, Phở 24, Diana…
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các thương hiệu Việt, chuyên gia Hoàng Tùng chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp đã phán đoán chủ quan cơ hội và xu hướng thị trường, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh không đúng năng lực cốt lỗi… dẫn đến việc khá nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển chưa phù hợp đồng thời quyết sách quản trị cũng thiếu cân đối.
Không ngừng sáng tạo để châu chấu có thể thắng voi
Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên nhận định, nhiều doanh nghiệp Việt đã không nhận diện được cuộc chơi, mà lấy sở đoản của mình để đối phó với sở trường của đối thủ, chẳng khác nào châu chấu đấu voi.
"Chúng ta thua thiệt về mọi bề: từ hệ thống tài chính, kinh nghiệm quản trị, chất lượng nhân sự… nên muốn thắng đối thủ, chúng ta phải thực sự sáng tạo, tìm ra những cánh cửa tuy hẹp nhưng trọng yếu, những mô hình tiếp cận và chiến lược khác" - ông Vũ nhấn mạnh.
Quả thực, sáng tạo đã trở thành bí quyết thành công của các thương hiệu Việt như: Trung Nguyên, Minh Long, Vinamilk, FPT, Mỹ Hảo…
Chia sẻ kinh nghiệm từ chính doanh nghiệp mình, ông Lương Vạn Vinh – Tổng giám đốc công ty CP hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo cho biết, trong khi doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành hóa mỹ phẩm tung thật nhiều tiền để đầu tư cho các chương trình quảng cáo trên truyền hình, làm những chương trình tiếp thị tốn kém, rầm rộ ở siêu thị, công viên, cho đội ngũ nhân viên bán hàng xuống tận vùng sâu, vùng xa để mở mạng lưới phân phối… thì Mỹ Hảo chỉ có một con đường duy nhất là tiếp thị trực tiếp, gắn bó tin cậy với người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp và mạng lưới bán hàng sát sao từng địa bàn.
Minh Long cũng là thương hiệu luôn dẫn đầu về tính sáng tạo đối với các sản phẩm trong ngành gốm sứ. “Từ bộ bàn ăn hoa mai, hoa sen cho hạng khách thương gia của Vietnam Airlines, bộ Ngọc Biển dành cho phân khúc trung lưu, đến bộ cỏ tím bình dân dành cho người lao động… tất cả đều ra đời nhờ sự am hiểu sâu tâm lý khách hàng thuộc nhiều phân khúc và sở thích khác nhau. Chính vì vậy mà có lúc, sản phẩm làm ra không kịp bán, dù không quảng cáo hay marketing nhiều” ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Long chia sẻ.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp Việt có thể chiến thắng những “gã khổng lồ” đến từ nhiều nước trên thế giới rất cần sự ủng hộ của cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam. “Sự ủng hô hàng Việt của cộng đồng 90 triệu người vượt qua các rào cản của tính chuộng ngoại, các chiêu thức tiếp thị - truyền thông của các tập đoàn đa quốc gia chính là hậu phương vững chắc nhất của hàng Việt, thương hiệu Việt” – ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định.
Nguyễn Hiền
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接