Trong chuyến kiểm tra công nhận Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNCTE5T) tại tỉnh Hậu Giang mới đây,ậuGiangcầnquantmđầutưhơnchoccđiểmphụcủatrườngmầmnonmẫbang xếp hạng la liga ông Nguyễn Bá Minh (ảnh), Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đánh giá cao sự nỗ lực hoàn thành công tác PCGDMNCTE5T của tỉnh và chỉ ra những vấn đề khó khăn, hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ trong thời gian tới. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với vụ trưởng xoay quanh những nhận định của ông về PCGDMNCTE5T Hậu Giang.
Đến thời điểm này, Hậu Giang đã hoàn thành PCGDMNCTE5T giai đoạn 2010-2015, theo ông đâu là kết quả nổi bật nhất ?
- Theo tôi, điểm nổi bật nhất trong việc thực hiện công tác PCGDMNCTE5T đó chính là sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể với ngành giáo dục và đào tạo thực hiện công tác phổ cập. Chúng ta thấy rằng, công tác phổ cập liên quan nhiều đến cơ sở vật chất, đến vấn đề tuyển dụng giáo viên, vấn đề tuyên truyền, vận động huy động trẻ đến trường… Chính sự phối hợp chặt chẽ là điều kiện thuận lợi và cũng là quan trọng nhất để tỉnh hoàn thành PCGDMNCTE5T.
Ngoài ra, công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực xã hội. Đây là một thành tích rất nổi bật, rất hiếm tỉnh trong vòng 5 năm huy động được nguồn tài chính trên 169 tỉ đồng để xây dựng thêm các phòng học mới, cải tạo cơ sở vật chất để chuẩn bị tốt các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ em mầm non.
Kế đến là chế độ chính sách đối với giáo viên. Ngoài chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, thì tỉnh Hậu Giang còn có chính sách riêng của địa phương. Đó là hỗ trợ cho mỗi cô giáo mầm non mỗi tháng 300.000 đồng khi thực hiện việc chăm sóc giáo dục các cháu 2 buổi/ngày.
Bên cạnh những mặt tích cực, tỉnh còn những hạn chế gì, thưa ông ?
- Vấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp của Hậu Giang còn nhiều khó khăn. Hiện nay còn tồn tại nhiều điểm trường (điểm phụ). Các điểm phụ cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa có sân chơi, môi trường xung quanh cho trẻ hoạt động chưa tốt.
Bên cạnh đó, trong đội ngũ giáo viên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các cô giáo chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; chưa đa dạng đồ dùng, đồ chơi tự làm; tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi chưa cao; trẻ được ăn bán trú chưa đạt…
Trẻ em được tự do vui chơi trong môi trường sư phạm an toàn.
Thưa ông, để từng bước khắc phục những hạn chế trên, Hậu Giang cần thực hiện những giải pháp nào trong thời gian tới ?
- Để nâng cao chất lượng PCGDMNCTE5T trong thời gian tới, Hậu Giang cần thực hiện tốt các giải pháp như: cần rà soát, sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, để thu hẹp các điểm trường phụ. Trong quá trình cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn theo quy định. Đặc biệt, ở các điểm phụ cần bố trí sân chơi, xây dựng đảm bảo các điều kiện tối thiểu về nhà vệ sinh, phòng sinh hoạt chung, bổ sung thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Tỉnh cần xây dựng các trường điểm trong việc triển khai các hoạt động giáo dục, chăm sóc cho trẻ.
Ngoài ra, cần có kế hoạch hỗ trợ đào tạo 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để đảm bảo tốt nhất điều kiện an toàn cho trẻ. Đồng thời tỉnh cần có giải pháp tăng tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi, nâng tỷ lệ được ăn bán trú tại trường, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia…
Xin cảm ơn ông !
CAO OANH thực hiện