【kèo cược nhà cái】Cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành chăn nuôi tìm kiếm đầu tư tại ILDEX Vietnam 2023

时间:2025-01-25 23:05:27来源:Empire777 作者:World Cup

Dần phục hồi

Theơhộilớnchodoanhnghiệpngànhchănnuôitìmkiếmđầutưtạkèo cược nhà cáio đánh giá của các chuyên gia, Covid-19, ASF và cúm gia cầm… đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành thực phẩm, nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên hậu dịch Covid-19, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu tại thị trường Việt Nam được dự đoán sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.

Theo đó, nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ tăng lên 28 – 30 triệu tấn một năm với chi phí 12-13 tỷ USD trong 5 năm tới. Sản xuất thức ăn chăn nuôi có mức tăng trưởng khá từ 13-15% hàng năm, đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất lớn thứ 10 trên thế giới và lớn nhất trong Đông Nam Á. Tất cả những điều này đang mang lại cơ hội kinh doanh to lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các bên liên quan.

Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều loại sản phẩm, bao gồm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, thịt bò và sữa. Từ trước đến nay, thịt lợn và gia cầm là những sản phẩm phổ biến nhất ở Việt Nam do giá cả phải chăng và sẵn có rộng rãi. Đặc biệt, Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có sản lượng thịt lợn cao nhất toàn cầu, với hơn 4,19 tỷ tấn được sản xuất vào năm 2021. Sản phẩm chăn nuôi Việt Nam không những đáp ứng cho 100 triệu dân mà có những sản phẩm được xuất khẩu như: thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa... đem lại giá trị lớn cho nền kinh tế.

Với chính sách mở cửa, Việt Nam đã tạo môi trường đầu tư và điều kiện thuận lợi cho nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan và Hà Lan. Nhiều doanh nghiệp Việt đã hợp tác với các tập đoàn và tổ chức nước ngoài về chuyển giao công nghệ, đầu tư, đào tạo và phát triển sản phẩm.

Trong đó có một số cơ hội tiềm năng nhất là nông nghiệp thông minh, ứng dụng chuỗi khối, phát triển máy móc và phần mềm, di truyền học và nhân giống. Có thể kể đến như, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với chính quyền tỉnh Kon Tum để tạo điều kiện khảo sát, nghiên cứu và đầu tư nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Điều này tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để nâng cấp trang trại của họ hoặc tìm kiếm các công nghệ mới để tăng sản lượng.

Trang trại chăn nuôi của GreenFeed. Ảnh: DN
Sản phẩm chăn nuôi Việt Nam không những đáp ứng cho 100 triệu dân mà có những sản phẩm được xuất khẩu đem lại giá trị lớn cho nền kinh tế. Ảnh: DN

Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài

Theo TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, sau một thời gian dài phát triển, ngành chăn nuôi Việt Nam đã xuất hiện những nút thắt, những vấn đề bất cập thiếu bền vững trong phát triển, đó là: xuất hiện ngày càng nhiều các loại dịch bệnh nguy hiểm; quy mô đàn các loại vật nuôi cao gây áp lực lên các yếu tố tài nguyên, môi trường; phương thức chăn nuôi thay đổi, chăn nuôi trang trại, công nghiệp thay thế nhanh, lấn át loại hình chăn nuôi nông hộ truyền thống, vốn là đặc trưng của chăn nuôi Việt Nam; an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi và kinh tế chia sẻ...

Đây không những là thử thách của chăn nuôi toàn cầu nói chung, mà còn là áp lực lớn hơn với chăn nuôi Việt Nam nói riêng, vì chúng ta không có không gian chăn nuôi rộng như nhiều nước trên thế giới, nhưng chúng ta vẫn phải phát triển chăn nuôi nhằm mục tiêu an ninh dinh dưỡng cho đất nước và sinh kế của người nông dân. Không thể một sớm một chiều có thể chuyển ngay được những người nông dân chăn nuôi sang làm công nghiệp, dịch vụ... như các nước phát triển được.

"Vậy lựa chọn giải pháp nào để vượt qua những thử thách, những vấn đề bất cập nêu trên để chăn nuôi Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập. Đó nhất định là giải pháp công nghệ, vì chỉ có công nghệ mới có thể giúp chăn nuôi Việt Nam xử lý được những mâu thuẫn của những yếu tố giới hạn về không gian, tài nguyên và sự đòi hỏi ngày càng cao của vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái (khi Việt Nam đã cam kết với cộng đồng Quốc tế, đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050) và vấn đề đối xử nhân đạo với vật nuôi”, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh.

Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam, bà Panadda Kongma, Giám đốc Điều hành và Kinh doanh Nông nghiệp, VNU Asia Pacific cho biết, nền kinh tế chăn nuôi đang phát triển mạnh của Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. ILDEX Việt Nam đóng vai trò là nền tảng mạnh mẽ cho tất cả các thương hiệu giới thiệu sản phẩm và cải tiến của họ tại thị trường Việt Nam.

ILDEX Vietnam 2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 9 về Chăn nuôi, ngành sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản sẽ được tổ chức từ ngày 29 đến 31/5/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) sẽ là nền tảng hoàn hảo để xây dựng và nâng cao nhận diện thương hiệu cho những công ty muốn thâm nhập thị trường Việt Nam và mở rộng mạng lưới kinh doanh của họ.

Cũng theo bà Panadda Kongma, triển lãm lần tới sẽ trở lại quy mô lớn với hơn 200 công ty hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới và dự kiến sẽ có hơn 10.000 khách thăm quan thương mại.

相关内容
推荐内容