【ban ket cup c1】Hiệu quả hòa giải từ cơ sở
“Mâu thuẫn lớn hóa nhỏ,ệuquảhograveagiảitừcơsởban ket cup c1 nhỏ hóa thành không”
15 năm trước, ông Nguyễn Văn Thạnh ở khu phố 1, phường Minh Thành chuyển nhượng cho chị Trương Bích Ngọc ở cùng khu phố hơn 900m2đất nông nghiệp. Từ đó đến nay, chị Ngọc trồng cao su trên phần đất nhận chuyển nhượng. Năm 2018, ông Thạnh xây hàng rào xung quanh vườn lấn qua đất của chị 30cm. Chị Ngọc yêu cầu tháo dỡ nhưng ông Thạnh không đồng ý. Vụ việc tranh chấp giữa 2 gia đình được đưa ra tổ hòa giải khu phố. Sau khi cán bộ địa chính đo lại thửa đất, tổ hòa giải đã gặp gỡ và phân tích, hai bên thống nhất ông Thạnh phải tháo dỡ hàng rào trả lại phần đất lấn qua. Chị Ngọc cho biết: “Mặt tiền đất của tôi là 20m, nhưng nay đo lại không đủ. Nhờ tổ hòa giải khu phố giải thích, ông Thạnh đồng ý tháo dỡ hàng rào trả lại đất cho tôi. Sau khi giải quyết xong tranh chấp, giữa tôi và ông Thạnh vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp”.
Một vụ tranh chấp ranh giới đất ở khu phố 1, phường Minh Thành đã được hòa giải thành
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn phường Minh Thành tiếp nhận 14 vụ mâu thuẫn, tranh chấp chuyển cho các tổ hòa giải khu phố. Chủ yếu là mâu thuẫn, tranh chấp về ranh giới đất, quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lối đi chung, ô nhiễm rác thải… Khoảng 2/3 tổng số vụ việc đã được hòa giải thành tại khu phố. Điều này cho thấy, công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả. Về kinh nghiệm hòa giải, ông Dương Đức Hoàng, Trưởng khu phố 1, phường Minh Thành chia sẻ: “Giữa hai bên đang tranh chấp, mâu thuẫn thì ai cũng cho mình là đúng. Vì vậy, người làm công tác hòa giải phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó, vận dụng kiến thức pháp luật để hòa giải vụ việc cho thấu tình, đạt lý. Mục đích cuối cùng là mâu thuẫn lớn hóa thành nhỏ, nhỏ hóa thành không, hai bên bắt tay hòa giải, không phải chuyển vụ việc lên cấp trên”.
“Hằng năm, phường ban hành kế hoạch kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế đơn thư, khiếu nại, tố cáo, gìn giữ tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư, bảo đảm an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Ông HUỲNH THANH TÀI, Phó Chủ tịch UBND phường Minh Thành |
Hiện phường Minh Thành có 5 tổ hòa giải ở các khu phố, với 25 hòa giải viên. Thành viên của tổ hòa giải gồm trưởng khu phố, mặt trận, các hội, đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Cần chính sách hỗ trợ kịp thời
Thị xã Chơn Thành có nhiều khu công nghiệp, tập trung đông dân cư sinh sống. Cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các mâu thuẫn, tranh chấp cũng phát sinh trong cộng đồng dân cư. Thực tế cho thấy, những mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn ngày càng phức tạp, khó giải quyết bằng hòa giải. Hầu hết các mâu thuẫn đều xuất phát từ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lợi ích kinh tế của các bên nên việc hòa giải ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Tính đến nay, các tổ hòa giải tiếp nhận 69 vụ việc. Trong đó, hòa giải thành 41 vụ việc, đạt gần 60%. Thông qua hòa giải cơ sở, tuyên truyền viên đã giúp người dân có thêm kiến thức pháp luật, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân. Mâu thuẫn được hòa giải tại cơ sở góp phần hạn chế các vụ tranh chấp, khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Một buổi hòa giải tại nhà văn hóa khu phố 7, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành
Chơn Thành hiện có 70 tổ hòa giải với 464 hòa giải viên. Lực lượng hòa giải viên là những người uy tín, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân, hiểu biết pháp luật. Do chính sách tinh giản các chức danh tại khu dân cư nên khối lượng công việc của bí thư kiêm trưởng ấp, khu phố rất lớn. Trong khi đó, kinh phí dành cho hoạt động hòa giải cơ sở còn hạn chế, hòa giải viên tham gia công tác trên tinh thần tự nguyện.
Ông Trần Văn Hải, Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố 7, phường Hưng Long cho biết: “Có lần tổ hòa giải nhận được đơn đề nghị giải quyết việc vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân qua mạng xã hội Facebook. Sau khi thành viên tổ hòa giải gặp gỡ trao đổi, phân tích đúng sai thì họ bắt đầu làm hòa. Qua vụ việc cho thấy, tuy chỉ là mâu thuẫn nhỏ nhưng nếu không được hòa giải thành tại khu dân cư thì sẽ phát sinh thành mâu thuẫn lớn. Hầu hết các thành viên tổ hòa giải đều rất nhiệt tình, không ngại khó khăn, ở đâu có đơn thư thì họ sẽ có mặt”.
Theo quy định, mức chi thù lao 200.000 đồng/vụ, việc hòa giải thành và 150.000 đồng/vụ, việc hòa giải không thành. Ngoài ra, mỗi tháng tổ hòa giải sẽ được chi 100.000 đồng mua văn phòng phẩm. Tuy nhiên, số tiền này còn thấp, không đủ chi phí và chưa động viên kịp thời hòa giải viên ở cơ sở. |
Thời gian qua, hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn thị xã Chơn Thành đã dần đi vào nền nếp. Quá trình thực hiện cho thấy, địa phương nào làm tốt công tác hòa giải thì ở đó an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Đồng thời, qua hòa giải tại cơ sở giúp giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết, từ đó tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân.