Đến nay,ốnchongườikhuyếttậdabet. dự án trải qua hai kỳ luân chuyển vốn và thực hiện có hiệu quả. Ông Bùi Văn Phương, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ xã Thủy Vân, cho hay: “Chúng tôi luôn tìm hiểu gia cảnh của từng hộ trong xã, qua đó chọn lọc những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng vay vốn để làm ăn kinh tế”. Mới buổi sáng nhưng quầy tạp hóa của bà Đào ngay chân cầu ở thôn Xuân Hòa (xã Thủy Vân) đã tấp nập người ra vào. Bà Đào là giáo viên hưu trí, chồng bị mù và tai biến dẫn đến liệt toàn thân, không có khả năng lao động. Năm 2009, với số tiền 3.000.000 đồng vay từ nguồn vốn Hội Chữ Thập đỏ Tây Ban Nha, bà mở một tiệm tạp hóa nhỏ. Năm 2012, sau khi đã hoàn trả vốn kì trước, bà được cho vay kì hạn mới 5.000.000 đồng. Số tiền đó bà dùng để mở rộng quy mô, tăng số lượng hàng hóa. Đến nay kinh tế gia đình đã phần nào khấm khá hơn. Bà Bé (thôn Công Lương, xã Thủy Vân) khuyết tật, gia cảnh neo đơn, sau khi mẹ già mất bà sống một mình. Thấy hoàn cảnh khó khăn, Hội Chữ Thập đỏ xã xét cho bà vay vốn làm ăn. Sau 2 kỳ vay vốn tổng số tiền 8.000.000 đồng, bà Bé tăng gia sản xuất, nuôi heo, gà, vịt và chằm nón. Thu nhập ổn định trên 3.000.000 đồng/tháng. Bà Bé tâm sự: “Hồi trước cực lắm, sau khi được vay vốn, tôi bắt đầu chằm nón, rồi nuôi cặp heo, sau đó nuôi thêm gà, vịt. Đến giờ qua được đói nghèo”. Bà Gái bị teo hai chân, gia cảnh nghèo khó. Sau khi vay vốn từ Hội Chữ Thập đỏ xã để làm ăn, bà mở một quầy bán mì. Quầy mì của bà đắt khách, đa phần là bà con địa phương tới ủng hộ. Bà Gái chia sẻ: “Nguồn vay vốn thật sự rất có ý nghĩa , giúp tôi có một công việc để nuôi sống bản thân mình”. Đó chỉ là 3 trong số 17 người được vay vốn làm ăn từ dự án. Dù nguồn vốn không lớn, nhưng thời gian qua, Hội Chữ Thập đỏ xã Thủy Vân đã quan tâm tìm hiểu sâu sát đời sống của người khuyết tật ở địa phương, triển khai cho vay vốn để người dân làm ăn, kinh doanh, đó còn là cách để người khuyết tật hòa nhập bình đẳng với xã hội trong môi trường lao động. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh đánh giá: “Xã Thủy Vân là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của Hội Chữ Thập đỏ Tây Ban Nha, tạo điều kiện cho người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật làm kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống”. Phước Ly |