当前位置:首页 > World Cup

【kq bóng đá ý】TP Hồ Chí Minh hỗ trợ, ngăn doanh nghiệp phá sản

Gấp rút hỗ trợ doanh nghiệp tránh bị phá sản
Có thể nới tín dụng các ngân hàng thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp
Hải quan TP Hồ Chí Minh khuyến khích doanh nghiệp tham vấn một lần
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp mong muốn thúc đẩy nhanh các gói hỗ trợ
Hải quan TP HCM thay đổi hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Đại lý thuế TPHCM sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp
1423 13 3704 img 0967
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Ảnh: Đình Nguyên

Cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, 6 tháng đầu năm trên địa bàn TPHCM có 2.504 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 10,89% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, số DN tạm ngưng hoạt động tính đến ngày 15/7 khoảng hơn 9.200 DN. Trong đó, số DN giải thể và tạm ngưng hoạt động quý 2 tăng cao so với cùng kỳ do chịu ảnh hưởng khó khăn của dịch Covid-19, xu hướng này có thể tiếp tục tăng mạnh trong các tháng tới. Bên cạnh đó tính đến hết tháng 6/2020, trên địa bàn TPHCM có 3.397 DN bỏ địa chỉ kinh doanh.

TP HCM đã hỗ trợ 3.461 DN có nguy cơ dừng sản xuất vay tiền trả lương công nhân với số tiền 233 tỷ đồng trả cho 232.000 lao động; hỗ trợ chi cho diện chính sách khó khăn hoặc lao động tự do là 316 tỷ đồng cho 266 ngàn người. Như vậy, TPHCM đã hỗ trợ cho khoảng 500.000 người lao động và người dân với tổng kinh phí 550 tỷ đồng. Hiện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM đã ghi nhận 535 trường hợp DN bị ảnh hưởng thiệt hại do dịch bệnh Covid-19; trong đó đã có kết quả xử lý 395 trường hợp, đang xử lý 140 trường hợp.

Theo Liên đoàn Lao động TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2020 do số lượng DN tạm ngưng hoạt động, giải thể tăng khá cao khiến gần 150.000 lao động tại TPHCM bị mất việc, ngừng việc, làm việc luân phiên, chủ yếu tập trung các ngành sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, phụ liệu để gia công; các DN dịch vụ đóng cửa dừng hoạt động… Đặc biệt là dệt may, da giày bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bị trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, dừng tạm thời dẫn đến phải hạ lương, cắt giảm hàng nghìn lao động.

Điển hình như Công ty PouYuen Việt Nam từ ngày 5/8 tới, 2.786 công nhân sẽ chính thức phải nghỉ việc. Công ty PouYuen Việt Nam chuyên gia công các loại giày thể thao xuất khẩu, hiện có trên 62.000 lao động, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu tháng 2/2020, nhiều đơn hàng của công ty bị cắt giảm khiến hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 6, lượng đơn hàng giảm đến 50% và tỷ lệ này tăng dần lên trong tháng 7, 8, 9. Riêng quý 4, công ty vẫn chưa có đơn đặt hàng nào từ đối tác. Việc buộc phải cho công nhân nghỉ việc là bất khả kháng. Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, một DN sản xuất quy mô lớn khác trên địa bàn TPHCM là Công ty CP giày da Huê Phong cũng đã cắt giảm 2.200 lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều khách hàng của công ty ở thị trường châu Âu và Mỹ đã hủy đơn hàng, không xuất được hàng vào các thị trường trên.

Theo các chuyên gia, việc thu hẹp sản xuất đến mức phải cắt giảm hàng ngàn lao động là một quyết định khó khăn, đã chạm đến tình thế tiêu cực nhất là phá sản. Không một DN nào mong muốn điều này, sau Huê Phong, sau PouYuen, hiện còn bao nhiêu DN đang gồng mình chống đỡ với khó khăn do dịch Covid-19, đang tìm mọi cách hoạt động cầm chừng?

Đồng hành cùng DN vượt khó

Trước tình hình trên, để hỗ trợ DN giảm thiểu tình trạng phá sản, ngưng hoạt động, trong thời gian tới, TPHCM nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ công tác hỗ trợ các DN trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, vấn đề gỡ khó cho DN và đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cần được triển khai quyết liệt. Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc phải hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp để họ vượt qua khó khăn; không thể cứ nói đồng hành, hỗ trợ chung chung mà phải có hành động cụ thể như gặp gỡ, bơm vốn, chính sách thuế ưu đãi cho DN…

Đi vào giải pháp cụ thể, ông Phong chỉ đạo Tổ công tác hỗ trợ DN, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM phải có giải pháp theo từng tháng, từng quý. Đặc biệt phải dự báo được với tình hình đơn hàng bị cắt giảm thì sẽ có bao nhiêu DN giải thể, bao nhiêu người lao động bị mất việc. Mỗi quận, huyện đều có sự khác nhau chứ không thể giống nhau nên giải pháp cũng phải cụ thể, phù hợp với từng địa phương. Song song đó, chủ tịch các quận, huyện cần gặp gỡ, trao đổi với DN khó khăn cụ thể về thị trường, về lao động, về vốn… Tập trung giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền. Giải pháp nào vượt quá thẩm quyền thì phải kịp thời đề xuất với cấp trên.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, TPHCM sẽ tập trung hỗ trợ DN từ nay đến hết năm 2020 với 5 nhóm giải pháp, như: Hỗ trợ duy trì sản xuất kinh doanh, ngăn chặn sự phá sản của DN. Trong đó, chú trọng hỗ trợ thu nhập cho người lao động để doanh nghiệp không mất lao động; hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp; hỗ trợ phục hồi sản xuất, dịch vụ nhằm vào nhu cầu thị trường nội địa trên 100 triệu dân... Đồng thời, TPHCM hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho DN, hỗ trợ khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, nhất là vật tư, thiết bị có lợi thế nguồn gốc địa phương và mở rộng chuỗi giá trị gia tăng trong nước, kể cả sản phẩm xuất khẩu. Với các giải pháp trên, TPHCM phấn đấu hết tháng 8/2020 sẽ rà soát, hoàn thành việc hỗ trợ cho hơn 8.000 DN tạm ngưng hoạt động vì khó khăn; từng bước phục hồi kinh tế TPHCM qua 2 giai đoạn.

Theo ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, trên địa bàn thành phố hiện có 255.904 DN, tổ chức và 43.778 hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được giãn nộp thuế theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP. Riêng về cá nhân kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngưng nghỉ theo Nghị quyết 42/NQ-CP, số lượng dự kiến được hỗ trợ là khoảng 47.561 người. Tính đến ngày 1/7, đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ xin gia hạn thuế của 41.498 doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh và hộ gia đình, với tổng số tiền thuế đề nghị gia hạn 13.002 tỷ đồng. Hiện Cục Thuế TPHCM đang rà soát để thực hiện các bước hỗ trợ DN, cá nhân một cách nhanh nhất, góp phần cứu DN tái hoạt động, tránh phá sản.

分享到: