【nhận định lecce】Vụ SIM số đẹp bị tước đoạt: Người tiêu dùng có thể khởi kiện VinaPhone
Mua SIM số đẹp,ụSIMsốđẹpbịtướcđoạtNgườitiêudùngcóthểkhởikiệnhận định lecce chưa kịp dùng, niêm phong còn nguyên, kít chưa bóc SIM nhưng lại thấy chính số đó đang được chào mời, mua bán ở trên mạng. Liên hệ với người chào bán, ông Ng. Thế Anh mới biết, số thuê bao mà mình đang sở hữu đã bị nhà mạng VinaPhone “nhập kho”. Điều “sốc” hơn cả là, người rao bán lại chính là một nhân viên, làm tại điểm dịch vụ khách hàng của nhà mạng này ở số 378 phố Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ (Hà Nội). Ông Ng. Thế Anh không khỏi nghi ngờ, có hay không việc nhà mạng VinaPhone “qua mặt” khách hàng, tạo “sân sau” cho nhân viên buôn bán SIM số đẹp nhằm thu lời bất chính?
Bộ số thuê bao mà ông Ng. Thế Anh mua, chưa kịp dùng vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện. Ảnh: N. N
Trong vai một người đi tìm SIM số đẹp, PVđã tiếp cận được người được cho là nhân viên của VinaPhone ở số 378 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ (Hà Nội) đã sở hữu số của ông Ng. Thế Anh. Nhân viên đó tên thật là Ng. Văn Hải, làm công việc bảo vệ tại điểm dịch vụ khách hàng của VinaPhone. Khi trao đổi, anh này xác nhận, đúng là đã chào bán SIM số đẹp “….2222333”. Anh này cũng cho biết, có nghe nói về việc anh Ng. Thế Anh có số điện thoại nói trên và bị nhà mạng VinaPhone nhập kho.
“Số đó là số từ quý và tam hoa, được coi là số hiếm và rất đẹp. Tôi thấy có số từ trong kho xuất ra thì đăng ký và mua. Khi số đã vào kho và được phát hành lại, tôi có quyền chọn mua. Sau đó tôi rao bán và được 5,5 triệu đồng. Sau tôi, số đó đã qua tay ít nhất 2 -3 người nữa”, anh Hải cho biết.
Qua tham khảo ý kiến của một đại lý bán SIM thẻ VIP, số đẹp trên phố Đại La được biết, với số tứ quý và tam hoa “… 2222333” mà khách hàng bị nhà mạng VinaPhone “khai tử”, nhập kho, sau đó được “tuồn” ra ngoài để nhân viên bán kiếm lời, giá 5,5 triệu đồng như nói trên là bán “hơi vội”. Nếu biết cách chào bán, có thể số đó sẽ bán được ở mức từ 15 – 20 triệu đồng.
Có hay không VinaPhone tiếp tay nhân viên bán số đẹp của khách hàng? Ảnh: N. N
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Namvào chiều 17/02/2014, một lãnh đạo của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (NTD) Việt Nam cho biết, việc làm của VinaPhone là hoàn toàn không hợp tình hợp lý. Đặc biệt, sự việc để diễn biến kéo dài và gây bức xúc cho NTD. Nếu VinaPhone chỉ nói là có lỗi trong quá trình cài đặt dịch vụ giá trị gia tăng là chưa thuyết phục. NTD có quyền đòi quyền lợi chính đáng của mình trong vụ việc này. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội phê duyệt và có hiệu lực trong cuộc sống, trong đó có quy định rất cụ thể các quyền và nghĩa vụ của NTD cũng như doanh nghiệp. Nếu thấy cần thiết, NTD có thể dựa vào tổ chức hội bảo vệ quyền lợi NTD, văn phòng luật sư, cơ quan quản lý nhà nước giúp đỡ.
Qua tìm hiểu của PV, trong vụ việc VinaPhone làm mất số thuê bao điện thoại di động của NTD, nhà mạng này đã vi phạm vào quy định của 2 luật rất quan trọng. Trực tiếp nhất là Luật Viễn thông, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009. Tiếp đến là vi phạm vào các điều khoản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010.
Vào trước đó, trả lời câu hỏi của PV về việc giải quyết các khiếu nại, vướng mắc của khách hàng trong vụ việc nhà mạng VinaPhone làm mất số thuê bao đi động này, bà Mạc Quỳnh Giang - Phó trưởng phòng chăm sóc khách hàng - Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 1 – VinaPhone cho biết, trong tuần này (từ 17 - 21/2), sẽ có buổi đối thoại trực tiếp với khách hàng Ng. Thế Anh để giải quyết rứt điểm các vướng mắc do chính nhà mạng này gây ra cho khách hàng.
Chất lượng Việt Namsẽ tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo.
Nghi án Vinaphone "găm hàng, làm giá" iPhone 5s?
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/483a297503.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。