Nghị quyết số 22/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về điều chỉnh dự toán chi NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2019; Nghị quyết số 53/2022/QH15 ngày 15/6/2022 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020,útngắnquytrìnhquyếttoánngânsáchnhànướccầncóhệthốnggiảiphápđồngbộbảng xếp hạng vô địch quốc gia áo Quốc hội đã giao Chính phủ: “Nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN so với hiện hành để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm vào kỳ họp cuối năm tiếp theo, góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính – NSNN”.
Theo Bộ Tài chính, việc rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ. Ảnh minh họa |
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN, Bộ Tài chính cho biết, cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến việc tổ chức triển khai thực hiện.
Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN.
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN, Bộ Tài chính cho biết, cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến việc tổ chức triển khai thực hiện. |
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, các bước của quy trình tổng hợp, lập và trình báo cáo quyết toán NSNN đang được quy định cụ thể tại Luật NSNN 2015. Vì vậy, để thực hiện rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN như: quy định để tăng trách nhiệm của đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN; quy định trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp trên với nội dung xét duyệt quyết toán NSNN như đã nêu trên; quy định về trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc quyết toán NSNN.
Ảnh minh họa |
Sửa đổi, bổ sung quy định để tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác tổng hợp, lập và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, tức là hội đồng nhân dân (HĐND) cấp trên không phê chuẩn lại quyết toán của ngân sách cấp dưới đã được HĐND cấp dưới phê chuẩn.
Theo Bộ Tài chính, để rút ngắn thời gian, quy trình quyết toán NSNN cũng cần phải sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến công tác quyết toán NSNN của các luật khác. |
Sửa đổi, bổ sung quy định để tăng trách nhiệm giải trình của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN trong việc giải trình trước Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ, cơ quan của Quốc hội, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền về việc quản lý, sử dụng NSNN theo quy định.
Rà soát để sửa đổi đồng bộ các quy định từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN để đảm bảo các mốc thời gian tại quy trình lập, tổng hợp, trình quyết toán NSNN đã đề xuất; hoàn thiện hệ thống mẫu biểu quyết toán NSNN theo hướng đồng bộ, tinh gọn, thống nhất và có hướng dẫn cụ thể các chỉ tiêu trong mẫu biểu quyết toán NSNN.
Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, để rút ngắn thời gian, quy trình quyết toán NSNN cũng cần phải sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến công tác quyết toán NSNN của các luật khác.
Cụ thể, sửa đổi Điều 48, Luật Kiểm toán Nhà nước quy định về thời gian Kiểm toán Nhà nước gửi báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất ngày 20/9 năm sau.
Sửa đổi Luật Đầu tư công đối với quy định thời gian cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài giải ngân kế hoạch vốn sang năm sau để phù hợp với thời gian thực hiện dự án và quyết toán NSNN.
Sửa đổi quy định của Luật Bảo hiểm y tế, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật NSNN về thời hạn kiểm tra quyết toán năm của Quỹ Bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN. Theo đó, các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành... phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN, đảm bảo tất cả các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được thanh tra, kiểm toán đầy đủ về công tác quyết toán ngân sách.
Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quyết toán NSNN cũng cần phải đẩy mạnh. Cụ thể, Chính phủ sẽ nghiên cứu để có phương án triển khai thống nhất từ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc xây dựng phần mềm kế toán, đảm bảo thống nhất các nguyên tắc kế toán và hệ thống mẫu biểu để kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền liên quan, tạo thuận lợi trong công tác tổng hợp quyết toán NSNN.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng, quyết toán NSNN cũng là một yêu cầu cần phải có trong việc rút ngắn quy trình và thời gian quyết toán NSNN. Do đó, theo Bộ Tài chính, cần bố trí bổ sung biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bộ máy làm công tác tài chính, ngân sách tại các đơn vị dự toán, cơ quan tài chính... đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc.