Cụ thể,ânsốHàNộisẽthamgiamuasắmtrựctuyếnvàonăkết quả giải vô địch về quy mô thị trường thương mại điện tử, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố tăng trưởng trung bình hằng năm so với năm trước khoảng 20%. Phấn đấu tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến đạt 55% vào năm 2025; tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 2%. Đặc biệt, đến năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%. Trong đó, thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; 70% các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; phối hợp xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử. Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, đến năm 2025 có 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động. 90% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng. Thành phố cũng sẽ tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển thương mại điện tử của thành phố; giữ vững thứ hạng trong nhóm 2 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số thương mại điện tử hằng năm. Đồng thời, hình thành, phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới; phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử: 10.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử…/. Diệu Hoa |