【ket quả bong da anh】Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực
Các chỉ số cải thiện Theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm ổn định lại và hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tháng 5 tiếp tục ghi nhận chuyển biến so với tháng 4 và cả quý 1/2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 2,2% so với tháng trước. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD). Đáng chú ý, hoạt động thương mại và dịch vụ cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Nhận định về tình hình kinh tế- xã hội 5 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 24,9% và tăng 10,8%), kết quả này là sự nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo động lực tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của kinh tế thế giới. Ngoài ra, chuyển biến tích cực còn ghi nhận ở vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài thời gian tới. Các tín hiệu trên đã cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn nữa trong quý 2. Tuy nhiên, hơn 1/3 chặng được của năm 2023 đã đi qua và đây là chặng đường đã được dự báo trước sẽ có những "cơn gió ngược" tác động trực tiếp đến những động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, có thể dễ dàng nhận thấy những "cơn gió ngược" đã tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, tài chính và kể cả thu hút FDI. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, biến động phức tạp. Đầu tư xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tuy đã có tín hiệu phục hồi, nhưng còn chậm. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa phục hồi nhẹ trong tháng 5 nhưng lũy kế 5 tháng vẫn giảm gần 15% so với cùng kỳ. Nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm có thể thấy, nhập khẩu tư liệu sản xuất đã giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại. “Ba khó khăn lớn nhất là về dòng tiền, khả năng tiếp cận vốn vay; thị trường và thủ tục hành chính. Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn được Chính phủ đưa ra, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần có các giải pháp tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương, nhất là phối hợp giữa chính sách tài khóa tiền tệ và thương mại. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị các giải pháp trọng tâm, bao gồm tập trung theo dõi tình hình thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Bộ Tài chính quản lý chặt chẽ nguồn thu, triệt để tiết kiệm chi; sớm đề xuất chính sách tài khóa, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ, đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng và tạo thuận lợi các thủ tục xuất nhập khẩu. Bộ cũng cần đề xuất giải pháp khả thi, xử lý dứt điểm vướng mắc, hạn chế của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước điều hành, giảm mặt bằng lãi suất; giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá và rà soát các gói tín dụng với các điều kiện cho vay kịp thời, thuận lợi…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất. Cần thêm chính sách hỗ trợ Dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong lại cho rằng, rất khó tìm cơ hội tăng trưởng trong quý 2, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm do khả năng suy thoái kinh tế nhẹ, lãi suất các nước tăng cao, lạm phát ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong nước, tiêu dùng nội địa cũng suy giảm. Cũng theo ông Tùng, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng là đầu tư công, song giải ngân vẫn rất chậm. Nhìn chung, hiện vẫn chưa thấy có tín hiệu tích cực nào xét cả bên trong và bên ngoài. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay vào khoảng 6,5% là một thách thức rất lớn. Để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2023, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần sử dụng linh hoạt 2 công cụ tài khóa và tiền tệ nhằm đối phó tình hình khó khăn hiện nay. Cùng với đó, tập trung vào 3 động lực là xuất khẩu, đầu tư công và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm thêm đầu ra cho sản phẩm cũng là những giải pháp cấp bách được các chuyên gia kiến nghị. Đại diện Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Đặng Xuân Thanh đánh giá, bối cảnh hiện nay đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc đặt trọng tâm sắp tới của các chính sách nhằm cố gắng thúc đẩy tăng trưởng ở mức tối đa hay nhằm giảm thiểu nguy cơ suy thoái ở mức tối thiểu. Với tình trạng mất cân đối cung-cầu do thiếu hụt lượng cung như hiện nay, hiệu lực kích cầu của chính sách tiền tệ và tài khóa thậm chí còn có xu hướng làm trầm trọng thêm khoảng cách cung-cầu nếu thiếu đi sự kết hợp cả hai chính sách với liều lượng phù hợp. Nếu nền kinh tế tiếp tục được bơm thêm tiền theo các kênh khác nhau, như đầu tư và tiêu dùng tư nhân, để thúc đẩy tăng trưởng thì lạm phát sẽ có nguy cơ vượt chỉ tiêu đã đề ra. Một kịch bản khác cũng có thể xảy ra là tập trung các giải pháp cần thiết để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế ở mức tối thiểu, rồi sau đó, chọn thời điểm để vận hành chính sách tiền tệ và tài khóa một cách tổng lực để vực dậy nền kinh tế. Sự lựa chọn trọng tâm chính sách này có vai trò quan trọng để nền kinh tế nội địa ứng phó với bối cảnh biến động của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới. Cũng theo ông Đặng Xuân Thanh, giải ngân vốn đầu tư công hiện nay là ưu tiên hàng đầu để giải quyết các khó khăn và thách thức mà nền kinh tế đang gặp phải. Vốn đầu tư công hiện nay vẫn còn tiềm năng để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tháo gỡ các khó khăn trên diện rộng mà nền kinh tế đang gặp phải, nhất là khi mà các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang sụt giảm rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cũng cần lưu ý khi triển khai giải pháp này. Thứ nhất, vì giải ngân vốn đầu tư công là một công cụ của chính sách tài khóa, nên tác động lan tỏa gia tăng tổng cầu sẽ rất rõ ràng. Điều này dẫn đến hiện tượng tạo nên nguy cơ gia tăng lạm phát khi vốn đầu tư công được giải ngân. Do vậy, công tác phòng chống lạm phát cũng cần được đề cao trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Thứ hai, công tác giải phóng quỹ đất sạch vẫn là vấn đề khó khăn lâu dài gắn với đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, giải ngân đầu tư công còn gắn chặt với quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản, nhất là ở các địa phương có hệ thống giao thông đi qua. Theo đó, thông tin liên quan đến các dự án đầu tư công cũng cần được truyền thông rõ ràng, minh bạch đến người dân để thị trường bất động sản được phát triển ổn định, bền vững đi kèm với quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC): Thời điểm để thực hiện quốc sách khoan sức dân, yểm trợ cho doanh nghiệp Các số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố mới đây cho thấy thực trạng kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 là rất khó khăn. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế đều đang trên đà suy giảm. Nguyên nhân chính của tình trạng ảm đạm nói trên, một phần là do nhu cầu tiêu dùng tại các nước phát triển, thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta, tăng trưởng chậm lại, phần khác là do thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta bị đóng băng, gây tác động dây chuyền, khiến tình trạng nợ nần gia tăng, sản xuất bị đình trệ, thu nhập của người dân giảm sút. Trong thời gian tới, Chính phủ cần thực thi các biện pháp tài khóa và tiền tệ mạnh mẽ hơn, bởi lạm phát tại Việt Nam đang giảm nhanh khi CPI trong 5 tháng đầu năm chỉ tăng 0,4% so với thời điểm cuối năm ngoái, cán cân thương mại đang thặng dư lớn, còn nợ công mới ở mức 43,1% GDP, thấp hơn nhiều so với trần nợ công 60% GDP do Quốc hội quy định. Dư địa của các chính sách tài khoá – tiền tệ, đặc biệt là chính sách tài khoá của chúng ta còn lớn. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp để chúng ta thực hiện quốc sách khoan sức dân, yểm trợ cho doanh nghiệp, không nên tăng thêm bất cứ loại thuế, phí và thủ tục nào. Để nền kinh tế có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn. Cụ thể, vấn đề trách nhiệm của các cấp, các ngành, phải được phân định rõ như một kỷ luật thép, để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công hơn nữa, từ đó tăng được tổng cầu và tạo được tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Các vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính cần được giải quyết nhanh chóng hơn, để các dự án bất động sản và các dự án sản xuất, kinh doanh khác được triển khai, tạo việc làm cho người lao động, đem về doanh thu và tăng khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Hiện nay 70% các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, được phản ánh là đang gặp khó khăn về pháp lý. Đó là sự cảnh báo về tình trạng trì trệ nghiêm trọng. Ngoài ra, trong bối cảnh các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế như tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp bị tắc nghẽn, khu vực doanh nghiệp nội địa đang suy kiệt, thì việc đổi mới chính sách, chủ động thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp có chất lượng cao từ nước ngoài vào Việt Nam, có khả năng liên kết liên doanh với doanh nghiệp Việt, trong bối cảnh mới, cũng không kém phần quan trọng… Ông Trần Phước Tường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM: Kinh tế TPHCM đã có những chuyển biến tích cực Trong quý 1/2023 kinh tế TPHCM phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thách thức khi sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu suy giảm, thương mại tăng trưởng chậm, giải ngân đầu tư công đạt thấp, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của thành phố và tăng trưởng quý 1 chỉ tăng 0,7%. Trước tình hình đó, cùng với cả hệ thống chính trị, chính quyền TPHCM đã đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân có những giải pháp thiết thực và quyết liệt tạo nên hiệu ứng tốt trên tất cả mọi mặt kinh tế - xã hội và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quý 2. Qua số liệu 5 tháng đầu năm 2023, cho thấy kinh tế TPHCM đã có những chuyển biến tích cực tạo tiền đề tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM (GRDP) quý 2 năm 2023 ước đạt 5,87% (trong khi quý 1 tăng 0,7%). Một trong những nguyên nhân chính giúp GRDP TPHCM tăng trưởng là sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 1,51% so với tháng trước và tăng 5,45% so cùng kỳ. Đây là một trong những yếu tố thấy tăng trưởng phục hồi trở lại. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, IIP tăng 1,62% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, sức mua của thị trường trong nước vẫn được duy trì. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 5 tháng tăng 9,4% so cùng kỳ. Sức mua nội địa duy trì được xem là điểm sáng của nền kinh tế khi hoạt động xuất khẩu suy giảm. Giải ngân vốn đầu tư công đã khởi sắc. Đây là xem động lực phát triển cho nền kinh tế. Ngoài ra, lạm phát trên địa bàn TPHCM bắt đầu giảm (chỉ số CPI tháng năm giảm 0,09% so với tháng trước); môi trường kinh doanh trên địa bàn dần được cải thiện. Trong đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường là 18.243 doanh nghiệp nhưng có gần 25.100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng, tình hình xuất khẩu của TPHCM tiếp tục khó khăn khi các thị trường chủ lực chưa phục hồi. Thu ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ. Ước tính 5 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước TPHCM đạt 43% dự toán (giảm 4,5% so cùng kỳ). Theo đó, từ nay đến cuối năm, TPHCM cần tiếp tục tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, TP tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, kiềm chế lạm pháp, tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công. Song song đó là có giải pháp để nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tăng cường xúc tiến đầu tư, thay thế, bổ sung các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống đang gặp khó khăn… Thu Dịu(thực hiện) Cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá, đẩy mạnh các gói hỗ trợ GS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, Việt Nam cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá, đẩy mạnh các gói hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch, giảm thiểu phiền hà, quy trình tiếp cận. Ví dụ như gói hỗ trợ lãi suất 2%, Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc dừng, chuyển nguồn lực sang gói hỗ trợ về thuế, phí... bởi doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợ này vì các quy định phức tạp, quy trình ít khả thi, ngân hàng gặp áp lực khi thực hiện. Theo ông đâu là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua? Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 gồm: suy giảm trong cầu hàng hóa, dịch vụ thế giới ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; chính sách tiền tệ thắt chặt trên diện rộng và môi trường lãi suất cao dẫn đến điều kiện tài chính không thuận lợi; lạm phát thế giới vẫn ở mức cao tác động đến lạm phát và ổn định vĩ mô trong nước. Ở trong nước, dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn. Ngoài ra, về phía cầu, chi tiêu của người tiêu dùng (yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng) có thể bị ảnh hưởng do lạm phát gia tăng liên tục, trong khi lãi suất cao, giá năng lượng duy trì ở mức cao, cộng thêm các chi phí đầu vào khác gia tăng tiếp tục là những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, ảnh hưởng đến động lực đầu tư tư nhân trong nước. Tác động của các yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới cũng như các điểm nghẽn về nền tảng tăng trưởng trong nước đã khiến cho những dự báo về tăng trưởng Việt Nam trong năm 2023 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2022. Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 6,3% đến 6,5% trong năm 2023 Động lực tăng trưởng trong năm 2023 của Việt Nam đến từ 4 yếu tố cơ bản có triển vọng tốt như: sau giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – chiếm tỷ trọng khoảng 25% GDP – đang có sức bật trở lại, với sự hỗ trợ của khu vực FDI; ngành dịch vụ du lịch và lưu trú khôi phục trở lại với lượng khách quốc tế cao hơn đến từ chính sách nới lỏng các biện pháp phong tỏa ở nhiều nước, đặc biệt là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, đầu tư công đang được quyết liệt đẩy mạnh và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2023, đóng góp lớn vào đầu tư xã hội. Đầu tư công cũng bổ trợ cho khu vực tư nhân – khu vực này còn khó khăn trong mô hình tăng trưởng còn phụ thuộc lớn vào đầu tư và tín dụng. Ngoài ra, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện trong năm cuối cùng với quyết tâm mạnh mẽ hơn sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng. Với các “cơn gió ngược” đang khiến tăng trưởng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, chúng ta cần phải làm như thế nào để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6,5%, thưa ông? Để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, cần thực hiện nhanh và hiệu quả các giải pháp ổn định vĩ mô phục hồi tăng trưởng và các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp kích cầu, kích cầu du lịch, phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy đầu tư công. Dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn. Vì thế, phải trông vào chính sách tài khóa. Trong đó, tiếp tục gia hạn thuế theo Nghị định 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát lại các gói hỗ trợ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, phần nào chưa giải ngân hết như tiền hỗ trợ lãi suất 2% dự kiến đến hết năm 2023 còn khoảng 37.520 tỷ đồng chưa giải ngân, và khoảng 2.823 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư chuyển cho các gói chính sách hỗ trợ khác có khả năng thực hiện và giải ngân cao. Bên cạnh các chính sách ngắn hạn về tài khoá, hỗ trợ thì cần đẩy nhiều hơn tài khoá vào trong gói hỗ trợ nhằm tăng giải ngân. Với chính sách tiền tệ thì cần quan tâm đến tính thực thi. Như vậy, mấu chốt ở đây liên quan đến đổi mới thể chế kinh tế. Đây là vấn đề mang tính dài hạn, nhưng nếu giải quyết tốt thì sẽ tăng nền tảng kinh tế một cách vững chắc, tránh được các rủi ro trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay rủi ro ngày càng lớn, nếu chúng ta chú trọng quá nhiều đến việc phản ứng linh hoạt để tránh những “cú sốc” thì sẽ có phản ứng ngược là làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Xin cảm ơn ông! Xuân Thảo (thực hiện)Thị trường bất động sản ghi nhận những chuyển biến tích cực TPHCM: Kinh tế giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang được “trợ lực” bởi nhiều chính sách về tài chính, tín dụng của Chính phủ. Ảnh minh họa: Đức Duy Ông Vũ Tiến Lộc. Ông Trần Phước Tường. GS.TS. Tô Trung Thành.
相关推荐
-
Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
-
Tổng cục Hải quan: Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2016
-
Hưng Yên: Rà soát lại quy hoạch cán bộ thuế giai đoạn 2016
-
Nhận định bóng đá Paraguay vs Brazil, Copa America 2024
-
Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
-
Ngành Hải quan: Tập trung quản lý hiện đại, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN
- 最近发表
-
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Chơn Thành ra mắt mô hình "Nhà trọ, nhà nghỉ văn minh"
- Hà Nội: Phát hiện bắt giữ hơn 97 kg ngà voi tại sân bay Nội Bài
- Mbappe bị nghi chửi Lewandowski ở EURO 2024, Pháp nói nỗi khổ số 10
- Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Đà Nẵng: Lập đường dây nóng tiếp nhận vướng mắc về hóa đơn
- Bình Dương: Triển khai 37 dịch vụ công hải quan trực tuyến
- Kiểm tra, rà soát mặt hàng tủ bảo quản thực phẩm
- Vàng được khai thác như thế nào?
- Xem trực tiếp Anh vs Hà Lan ở đâu, trên kênh nào
- 随机阅读
-
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Dự đoán bóng đá vòng 1/8 Euro 2024: Áo đi tiếp, Pháp loại Bỉ
- Tạm nhập linh kiện nghiên cứu thiết kế ô tô, NISSAN sẽ tái xuất thế nào?
- Bộ phận một cửa hành chính hải quan: Tiếp nhận, giải quyết hàng trăm hồ sơ thuế xuất nhập khẩu
- Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- Xử phạt Công ty Nông dược Việt Nam vì vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm
- Quảng Bình: Bắt đối tượng liên tục gây ra các vụ trộm xe máy
- Cục Thuế Hà Nội công khai đường dây nóng
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- JICA tiếp tục hỗ trợ hiện đại hóa Hải quan Việt Nam
- Chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 là 7,3%
- Thái Bình: Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- Mưa lớn khiến hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hoành Mô ngưng trệ
- Miễn thuế cho chuyên gia nước ngoài
- Người hùng Georgia tiết lộ lập đại công ở EURO 2024 nhờ Ronaldo
- Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Đảm bảo triển khai VASSCM đúng tiến độ
- Kết quả Euro 2024 hôm nay 1/7/2024
- Nữ sĩ Quỳnh Lệ và cái duyên với Bình Phước
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Private cultural spaces
- Cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề
- Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo điện trong dịp 30/4 và 1/5
- Những thủ khoa không học đại học
- Introducing audio guide to Hue heritage sites
- Rescuing sac phong
- Students performed tuong, adults were excited
- Những cây cầu Bridgestone, ‘phép màu kì diệu’ tặng trẻ em vùng lũ
- Đề xuất cảnh cáo cô giáo văng vở xuống nền gạch bắt học sinh lên nhặt
- Huyện đảo Cô Tô đã có điện trở lại