【ketqubongda】Kiềm chế lạm phát năm 2021 ở mức 4% vẫn hoàn toàn khả thi
Thủ tướng Chính phủ: Việt Nam luôn xác định tăng trưởng xanh là nhiệm vụ trọng tâm | |
CPI 4 tháng đầu năm có mức tăng thấp nhất 5 năm qua |
Toàn cảnh buổi Hội thảo sáng 2/7. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Cung cầu ổn định
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Phòng Chính sách Tổng hợp, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, mặt bằng giá 6 tháng đầu năm diễn biến theo hướng tăng cao theo quy luật trong dịp lễ, Tết và giảm dần trở lại mức bình thường trong các tháng 3 và tháng 4 trước khi tăng nhẹ trở lại trong tháng 5 và tháng 6.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng phản ánh đúng diễn biến mặt bằng giá. Theo đó, so với tháng trước, CPI của tháng 1 tăng 0,06%, tháng 2 tăng cao 1,52%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 giảm 0,04%, tháng 5 tăng 0,16%, tháng 6 tăng 0,19%. Từ đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Trong 6 tháng đầu năm có thể kể đến một số yếu tố tác động làm gia tăng áp lực lên mặt bằng giá như: giá một số nguyên, nhiên, vật liệu có xu hướng tăng cao sau xăng, dầu, thép, vật liệu xây dựng, vật tư nông thôn; giá một số mặt hàng nông sản tăng như giá gạo, giá đường; nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết khiến mặt bằng giá tháng 2 ở mức cao song lại trở lại bình thường sau Tết; mức chi trả điện nước bình quân theo luỹ tiến tăng do nhu cầu sử dụng điện nước tăng.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý giá cũng chỉ ra một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: giá nhiều loại thực phẩm, rau xanh ổn định; tác động từ chính sách hỗ trợ người dân; việc giữ ổn định giá nhiều mặt hàng trong diện nhà nước quản lý giá; các chính sách tiền tệ, tín dụng được triển khai linh hoạt giúp lạm phát cơ bản trong tầm kiểm soát.
Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định, từ diễn biến lạm phát có thể thấy mặc dù nguy cơ lạm phát tăng cao trên nhiều khu vực trên thế giới song việc kiểm soát lạm phát trong nước vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ và đã được dự báo, đánh giá trong kịch bản điều hành giá do Ban chỉ đạo điều hành giá đề ra ngay từ đầu năm.
"Các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã được phát huy hiệu quả. Cùng với đó các biện pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai quyết liệt, phối hợp linh hoạt với các chính sách tài khoá tiền tệ, thương mại đã giúp cho cung cầu nói chung cơ bản ổn định, ít xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở trạng thái tốt. Từ đó tạo dư địa cho Chính phủ triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy hồi phục tăng trưởng", ông Nguyễn Xuân Định khẳng định.
Lạm phát trong tầm kiểm soát của Chính phủ
Tại Hội thảo, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, mặc dù những tháng đầu năm CPI đã có những con số tương đối yên tâm so với mục tiêu cả năm 2021, nhưng cũng không thể chủ quan với những diễn biến còn hết sức phức tạp của 6 tháng cuối năm. Đó là những yếu tố như: tình hình địa chính trị thế giới, công tác chống dịch đang có những khó khăn chưa giải quyết được cơ bản và trong giai đoạn hiện nay đang có những diễn biến trái chiều và phức tạp ở từng khu vực...
"Riêng đối với Việt Nam, vì sự phụ thuộc 70-80% vật tư, năng lượng, nguyên nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nên chắc chắn sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm 2021 và một số năm tiếp theo", ông Vũ Vinh Phú nhận định.
Vị chuyên gia này cũng chỉ ra một số yếu tố khác phải quan tâm đó là: các gói kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp của các nước, trong đó có Việt Nam làm cho tiềm năng tăng khá mạnh cũng dễ dẫn tới đẩy lạm phát tăng lên. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa được kết nối lại sẽ là một yếu tố tiếp tục làm cho chi phí vận chuyển logistics vẫn đứng ở mức cao chắc chắn giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu chưa thể giảm giá theo mong muốn ngay được.
Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trên cơ sở đánh giá dự báo xu hướng, kết hợp với đánh giá về lạm phát cơ bản của Ngân hàng Nhà nước có thể thấy không có những yếu tố đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
"Tuy vậy, vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược có thể tạo áp lực lên một số nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế, từ đó tác động đến thị trường trong nước qua kênh nhập khẩu; dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương bị ảnh hưởng", ông Ngô Trí Long nói.
相关文章
Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
Hàng triệu người dùng Twitter không thể truy cập trang mạng xã hội này sau các cuộc tấn công DDoS hô2025-01-10Steering committee reviews anti
Steering committee reviews anti-money laundering workSeptember 04, 2019 - 07:462025-01-10Việt Nam, Cambodia seek ways to step up bilateral ties
Việt Nam, Cambodia seek ways to step up bilateral tiesAugust 20, 2019 - 18:192025-01-10Việt Nam regards US as one of most important partners: PM
Việt Nam regards US as one of most important partners: PMSeptember 07, 2019 - 07:212025-01-10Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
Sáng 18/9, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông xác nhận một vụ tai nạn2025-01-10Prime Minister hosts reception celebrating National Day
Prime Minister hosts reception celebrating National DayAugust 30, 2019 - 08:362025-01-10
最新评论