【nhận định inter vs】Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới: Nên cho phá sản doanh nghiệp càng làm càng lỗ
Lấy lại đà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Doanh nghiệp Việt vững tin cho giai đoạn phát triển mới | |
Bàn giải pháp đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước | |
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Cần rà soát,áicơcấudoanhnghiệpnhànướctronggiaiđoạnmớiNênchophásảndoanhnghiệpcànglàmcànglỗnhận định inter vs xem xét lại danh mục DN 100% vốn Nhà nuớc | |
Tăng cường kiểm tra, giám sát tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước |
Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong tái cơ cấu DNNN đã tiếp tục được đặt ra cho giai đoạn mới. Ảnh: ST |
DNNN được cơ cấu lại hiệu quả hơn
Tại dự thảo Đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025 đang được Bộ Tài chính hoàn thiện, những kết quả thực hiện tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020 đã được đề cập tới. Theo đó, trong 5 năm qua, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 đã được ban hành đầy đủ, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và DN có vốn nhà nước,
Với mục tiêu đề ra đến năm 2025 cơ bản hoàn thành tái cơ cấu DNNN, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nếu nhìn vào kết quả thực hiện tái cơ cấu DNNN giai đoạn trước thì có thể đây là mục tiêu khó hoàn thành. Tuy nhiên, với bộ máy tổ chức mới, với quyết tâm cao độ hơn, đặt nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN là nhiệm vụ sống còn, gắn với trách nhiệm người đứng đầu DN, địa phương thì mục tiêu này có thể hoàn thành đúng hẹn. |
Về công tác CPH, thoái vốn, các cơ quan liên quan đã triển khai rà soát, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành lộ trình CPH, thoái vốn. Danh sách các DN CPH, thoái vốn trong giai đoạn 2016 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ công bố là một bước tiến lớn để công khai, minh bạch trong công tác sắp xếp, đổi mới DNNN, đồng thời làm căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai đề án cơ cấu lại DNNN.
Đối với công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, về cơ bản, các DNNN đã từng bước được cơ cấu lại hiệu quả hơn, thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thực hiện theo phương án cơ cấu lại được nâng cao, nhiều DN như Tập đoàn Viễn thông quân đội – Viettel, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn... đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao, xây dựng được thương hiệu có uy tín, ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế như dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, cảng biển, bay dịch vụ...
Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên, Bộ Tài chính cũng chỉ ra các hạn chế của tái cơ cấu DNNN thời gian qua. Theo đó, việc nghiên cứu, xây dựng ban hành, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật còn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị liên quan (liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, truyền thống văn hóa, lịch sử…) dẫn đến kéo dài thời gian, làm giảm tính hiệu quả; chưa kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện CPH, thoái vốn; chưa có các chế tài đủ mạnh, mang tính răn đe đối với việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, DNNN không hoàn thành, không triển khai thực hiện CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo kế hoạch đề ra.
Với vấn đề xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, mặc dù số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017 - 2019 mà các bộ, ngành, DN đã hoàn thành đạt 75,36% nhưng những vướng mắc, mấu chốt nhất của các dự án, DN chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.
Phá sản, giải thể dự án yếu kém không thể phục hồi
Trong giai đoạn 2021 – 2025, các mục tiêu, nhiệm vụ trong tái cơ cấu DNNN đã tiếp tục được đặt ra. Theo đó, trước hết phải hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 – 2025, tập trung vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Xây dựng danh mục tiêu chí DNNN thực hiện CPH, thoái vốn theo hướng tạo chủ động, gắn trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tiến độ thời gian việc sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN. Các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011 – 2020 cũng sẽ được xử lý theo hướng xử lý dứt điểm, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu bằng việc xây dựng phương án và lộ trình thực hiện có hiệu quả phương án để xử lý dứt điểm tình trạng này; không để kéo dài, chậm trễ, gây thất thoát tài sản của nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Xử lý theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước và nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hình thức chủ yếu là CPH, thoái vốn các DNNN, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà nước. Theo đó, tính tới thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi một số DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần do các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước hoặc các DNNN (ví dụ như SCIC) nắm giữ 100% cổ phần hoặc cổ phần chi phối...
Về các giải pháp tái cơ cấu lại DNNN giai đoạn tới, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, đối với CPH DNNN, cần thiết rà soát lại, xem xét kỹ các DNNN nào cần CPH và cần có thứ tự ưu tiên.
“Đặc biệt, CPH phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu DN, địa phương. Thực tế cho thấy, bản thân người đứng đầu DN không mặn mà với CPH, không muốn rời “bầu sữa mẹ”, không thấy sự bức thiết của CPH. Do đó, phải xốc lại đội ngũ quản lý DN, địa phương liên quan đến CPH DNNN. Đồng thời, để thúc đẩy CPH, việc định giá phải làm tốt hơn nữa và phải đẩy mạnh niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cần có cơ chế để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước đối với DN nhưng phải đảm bảo DN được hạch toán, kinh doanh theo cơ chế thị trường”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Đối với những DN, dự án yếu kém, ông cũng đồng tình với giải pháp phải có quyết tâm xử lý dứt khoát các dự án này, với những DN càng làm càng lỗ thì nên để DN phá sản.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Chính thức vận hành tuyến vận tải đường bộ Trùng Khánh
- ·Cựu chiến binh Võ Bửu “bắt đất trả công”
- ·Đấu thầu lượng vàng miếng kỷ lục
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Thanh tra chất lượng đồ chơi trẻ em trên toàn quốc
- ·Khởi nghiệp từ đam mê
- ·Vai trò giảng viên lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây điều
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất sang thực hiện dự án
- ·Hội nghị trực tuyến toàn quốc về ATGT: Tìm giải pháp hạn chế tai nạn giao thông
- ·Chôm chôm được giá, nông dân vẫn thất thu
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp
- ·Nghị quyết thông qua Danh mục Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa X (nhiệm kỳ 2021
- ·Xăng dầu tăng 305
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Cựu chiến binh Võ Bửu “bắt đất trả công”