当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả vđqg đức】Giáo sư đoạt giải Nobel từ bỏ công việc triệu USD, về nước cống hiến

Trong một cuộc phỏng vấn,áosưđoạtgiảiNobeltừbỏcôngviệctriệuUSDvềnướccốnghiếkết quả vđqg đức nhà Vật lý Dương Chấn Ninh nhắc đến cha mình - cũng là một giáo sư Vật lý nổi tiếng. Ông nói: “Cha tôi đã đi nhiều nơi nhưng luôn trở về quê hương”.

Nhà Vật lý nổi tiếng Freeman Dyson từng viết trong cuốn sách “Cách mạng Bảo thủ” rằng: “Dương Chấn Ninh là một bậc thầy Vật lý có phong cách xuất sắc ở thế kỷ 20, chỉ sau nhà bác học Einstein và nhà Vật lý Dirac”.

nha khoa hoc 1 2498.jpeg
Dương Chấn Ninh là nhà Vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới với những đóng góp bước ngoặt cho lĩnh vực Vật lý cơ bản.

Năm 2016, nhà Vật lý nổi tiếng đã chuyển đổi lại quốc tịch Trung Quốc. Một năm sau, hai vợ chồng GS Dương trở thành viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Tin tức này đã thu hút sự chú ý và thảo luận rộng rãi tại quốc gia tỷ dân.

Dương Chấn Ninh sinh năm 1922 ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Không lâu sau khi ông ra đời, cha ông là GS Dương Ngô Chí đã sang Mỹ để học tiếp. 

Dù không có sự chăm sóc và hướng dẫn của cha khi còn nhỏ nhưng Chấn Ninh vẫn nuôi dưỡng trí tuệ thông minh và nhận được sự giáo dục ân cần, chu đáo của mẹ. Ông trở thành thần đồng nổi tiếng ở quê nhà với trí nhớ siêu phàm. Ngay từ nhỏ, ông đã thuộc hơn 3.000 Hán tự. 

Sau đó, cha ông trở về và giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa. Dương Chấn Ninh cùng cha lên thủ đô Bắc Kinh sinh sống. 

Để bồi dưỡng tài năng toán học của con trai, cha ông đã tìm đến nhiều sách giáo khoa Toán học hiện đại của phương Tây. Hiệu quả học tập của cậu bé rất cao, Chấn Ninh được nhận vào Đại học Liên kết Tây Nam trước khi mới 16 tuổi, trở thành sinh viên đại học trẻ nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.

Trong những năm đại học, điểm số của ông ở các môn học thường gần đạt điểm tuyệt đối, đặc biệt là môn Vật lý và Giải tích. 

Năm 1943, Dương Chấn Ninh, 21 tuổi, dự thi du học và sang Mỹ vào năm 1945. Khi đó, không ai nghĩ rằng chàng trai sẽ trở lại. Họ cũng không ngờ rằng cậu bé ấy lại đạt được thành tích học tập cao như vậy, thậm chí còn đạt giải Nobel ở tuổi 30.

Chấn Ninh theo học tiến sĩ về Vật lý tại Đại học Chicago. Ông được dẫn dắt bởi Nhà Vật lý Enrico Fermi, người có công trong việc đào tạo ông thành nhà Vật lý thiên tài. Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, ông Dương làm cộng tác viên nghiên cứu tại Đại học Chicago, thành viên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở TP Princeton và giáo sư tại Đại học Stony Brook ở New York.

Luôn ấp ủ mong muốn trở về quê hương

Tại Viện nghiên cứu Princeton, Dương Chấn Ninh gặp Lý Chính Đạo. Cả hai cùng học Vật lý, vì có cùng hướng nghiên cứu và cùng quê hương nên họ nhanh chóng trở thành bạn thân. Viện trưởng- Nhà vật lý huyền thoại Oppenheimer, rất đánh giá cao tài năng của họ và không ít lần cổ vũ thành tựu nghiên cứu của cả hai.

nha khoa hoc 2.jpg
 Năm 1957, khoảnh khắc Dương Chấn Ninh (bên trái) cùng Lý Chính được trao giải Nobel đã làm nức lòng người Trung Quốc.

Dương Chấn Ninh nhanh chóng tạo ra những bước đột phá trong nghiên cứu Vật lý lý thuyết sau khi hợp tác với Lý Chính Đạo. “Đệ nhất phu nhân Vật lý Trung Quốc” Ngô Kiện Hùng dựa trên cơ sở lý thuyết của 2 ông để tiến hành nhiều thí nghiệm phân rã nguyên tử. Bà đã chứng minh rằng lý thuyết không bảo toàn chẵn lẻ của cặp đôi là đúng. 

Phát hiện này đã có tác động rất lớn đến cộng đồng Vật lý lúc bấy giờ, như một “cơn cuồng phong” làm thay đổi hoàn toàn hướng nghiên cứu của Vật lý.

Năm 1956, GS Dương và đồng nghiệp Lý xuất bản một bài báo có tiêu đề "Các vấn đề về sự bảo toàn tính chẵn lẻ trong các tương tác yếu", thách thức quan niệm hiện hữu rằng tính chẵn lẻ được bảo toàn trong các tương tác yếu. 

Công trình của hai ông sau đó đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957. Khoảnh khắc Dương Chấn Ninh cùng Lý Chính Đạo (đều là người Mỹ gốc Hoa) được trao giải Nobel đã làm nức lòng người Trung Quốc trên toàn thế giới.

Khi công tác ở Mỹ, Dương Chấn Ninh luôn ấp ủ mong muốn trở về Trung Quốc, nhưng do chính sách kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Mỹ đối với nhân tài nên ông chưa thể thực hiện nguyện vọng. Tuy nhiên, sự tan băng trong quan hệ Trung-Mỹ vào năm 1971 cuối cùng đã tạo cơ hội cho Chấn Ninh trở về quê hương. 

Năm 2003, GS Dương quyết định trở về Trung Quốc định cư. Ông không những từ chối nhận mức lương 1 triệu USD hàng năm của Đại học Thanh Hoa mà còn bỏ tiền túi để gây quỹ cho Trung tâm Nghiên cứu Toán học Cao cấp, đồng thời trực tiếp đào tạo một nhóm nhân tài khoa học. 

Ông cũng thúc đẩy việc thành lập các viện nghiên cứu tiên tiến ở nhiều trường đại học hàng đầu Trung Quốc như Thanh Hoa, Bắc Kinh và Nam Khai, đồng thời đưa nhiều nhà khoa học xuất sắc về nước làm việc. 

Dưới sự dẫn dắt của GS Dương, ngành Vật lý Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ to lớn. Kinh nghiệm phong phú và thành tích học tập sâu rộng của ông mang lại sự hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho các học giả trẻ Trung Quốc.

GS Dương Chấn Ninh trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại của Trung Quốc. Ông đồng thời còn giữ danh hiệu “Viện sĩ của 9 Viện Hàn lâm Khoa học” tại 9 quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga…

Ông hiện đã 101 tuổi và có cuộc hôn nhân hạnh phúc với người vợ kém 54 tuổi.

Tử Huy

Giáo sư 30 tuổi về nước cống hiến nhận giải Nhà khoa học xuất sắc nhất thế giớiTRUNG QUỐC - Sau 2 năm về nước cống hiến, mới đây, GS Nhan Ninh đã nhận được thông báo là một trong 5 'Nhà khoa học nữ xuất sắc nhất thế giới' năm 2024.

分享到: