发布时间:2025-01-25 11:38:34 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Hội thảo có sự tham dự của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử và nhận được sự quan tâm và tham gia của các đại biểu là những chuyên gia trong ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đánh giá, trong giai đoạn từ 2020-2024 toàn tỉnh chỉ có 7 đề tài khoa học - công nghệ cấp Quốc gia, quá ít so với tiềm năng của tỉnh.
Từ năm 2020-2024, nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh do UBND tỉnh phê duyệt và nhiệm vụ thuộc các chương trình do Sở KH&CN quản lý, phê duyệt đưa vào danh mục là 102 đề tài, dự án. Theo đó, ông Quách Văn Ấn, Phó giám đốc Sở KH&CN, cho biết, trên địa bàn tỉnh thời gian qua nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN đã được ứng dụng thành công vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Nhứt, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II chia sẻ về công nghệ RAS- IMTA trong nuôi tôm. Theo Tiến sĩ Nhứt, công nghệ nuôi tôm RAS- IMTA đã được chứng minh là sử dụng đa loài giảm thiểu rủi ro đáng kể. Tiêu biểu là hệ số thức ăn thấp; tốc độ tăng trưởng tôm cao; tôm ít bệnh; hạn chế thay nước và đạt các chỉ số bền vững và theo hướng kinh tế tuần hoàn, tức đã đảm bảo các tiêu chí của tôm nuôi theo chứng chỉ ASC, BAP, VietGAP… đáp ứng đa chứng nhận mở rộng xuất khẩu.
Tiến sĩ Nguyễn Nhứt cho biết, Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã đầy đủ các điều kiện để phát triển mô hình RAS-IMTA để nâng cao năng suất nuôi tôm, bảo đảm an toàn sinh học và giảm thiểu tác động môi trường.
“Ưu thế của tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung là đã đầy đủ các điều kiện để phát triển mô hình RAS-IMTA để nâng cao năng suất nuôi tôm địa phương, bảo đảm an toàn sinh học và giảm thiểu tác động môi trường. Ngoài ra, mô hình này khả thi và phù hợp với tài chính, trình độ nuôi của người dân trong giai đoạn này”, Tiến sĩ Nhứt đánh giá.
Ông Johan Van den Ban, Tổng giám đốc khu vực Châu Á, Công ty TNHH De Heus, tặng quà lưu niệm cho Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhàn nhận, dù đã đạt nhiều kết quả, song việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ thời gian qua đang gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là việc chọn đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ sát thực tế, đáp ứng thiết thực nhất cho đời sống, sản xuất và phù hợp với nguồn lực địa phương. Từ 2020-2024, toàn tỉnh chỉ có 7 đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia, con số này là quá ít nếu so với tiềm năng và những thách thức mà tỉnh đang phải đối diện do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cơ chế chính sách, nhất là cơ chế liên quan về tài chính trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng đang còn không ít khó khăn. Nguồn ngân sách của tỉnh hiện nay dành cho nhiệm vụ khoa học công nghệ hằng năm là không lớn, trong khi việc huy động và sử dụng nguồn lực xã hội còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn cuối cùng là việc ứng dụng và nhân rộng kết quả thành công của đề tài dự án khoa học công nghệ đã được công nhận vào thực tế đã qua trên địa bàn tỉnh còn rất chậm, rất khó.
Liên quan đến cơ chế chính sách nhân rộng kết quả nhiệm vụ KH&CN Tiến sĩ Lê Tiến Hùng Vụ ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, Bộ KH&CN nhận định, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển KH&CN hiện nay vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn cần tiếp tục nghiên cứu và tháo gỡ, chính sách luôn là vấn đề nóng và bức xúc hiện nay. Tuy nhiên thời gian qua cũng có rất nhiều chính sách rất hay trong ưu đãi cho doanh nghiệp cần tiếp tục được truyền thông. Theo đó, các địa phương nghiên cứu, xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN; chính sách khuyến khích phát triển KH&CN,… tỉnh càng khó thì càng phải có chính sách ưu đãi lớn. Có như vậy, mới có thể thu hút được doanh nghiệp tham gia góp phần thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên vào sản xuất,…
Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở KH&CN; ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và ông Johan Van den Ban, Tổng Giám đốc khu vực Châu Á, Công ty TNHH De Heus, tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác “Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn”.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương phải luôn tự hỏi xem ngành, lĩnh vực và địa phương mình đang cần đề tài, nhiệm vụ khoa học gì để đưa ra nhiệm vụ sát với thực tế. Sở KH&CN phải cung cấp thông tin, chương trình khoa học công nghệ hiện có và trong quá trình thông tin phải làm sao cho các tổ chức, đơn vị liên quan chú ý để đăng ký nhiệm vụ hằng năm. Sở KH&CN nghệ cần phải đồng hành cũng các chủ đề tài, các chuyên gia và doanh nghiệp, có kế hoạch hành động cụ thể trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Sở KH&CN tiến hành rà soát, thống kê các cơ chế chính sách liên quan đến KH&CN, phải làm sao cho người tiếp nhận dễ hiểu. Sở KH&CN tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách KH&CN. Đặc biệt, việc huy động nguồn lực KH&CN phải trên cơ sở liên kết chuỗi để tạo ra sức mạnh của sự tổng lực.
Kết thúc hội thảo, Sở KH&CN và Sở NN&PTNT Cà Mau đã tiến hành ký thoả thuận hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp về “Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn”.
Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở KH&CN; ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT ký kết thoả thuận hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Phú
相关文章
随便看看