Trên cơ sở tham khảo một số mô hình nước ngoài về sản xuất thông minh,Địnhhướngpháttriểnhệthốngtiêuchuẩnphụcvụsảnxuấtthôbxh giải nhật bản đồng thời có tính đến thực trạng và trình độ công nghiệp của sản xuất trong nước, để hỗ trợ phát triển từng bước lên sản xuất thông minh, tiêu chuẩn hóa là công cụ hiệu quả để thúc đẩy việc tiếp cận công nghiệp 4.0 và từng bước chuyển đổi sang mô hình sản xuất thông minh trong doanh nghiệp Việt Nam. Định hướng phát triển tiêu chuẩn phục vụ sản xuất thông minh cần ưu tiên các nhóm đối tượng tiêu chuẩn chính sau: Tiêu chuẩn sản phẩm: vòng đời sản phẩm trong bối cảnh hệ sinh thái sản xuất thông minh bao gồm 6 giai đoạn: thiết kế, quy trình, kỹ thuật sản xuất, sản xuất, sử dụng và dịch vụ, kết thúc sản phẩm và quay lại vòng đời. Các tiêu chuẩn hiện tại, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế trợ giúp máy tính (CAD), Máy tính hỗ trợ Manufacturing (CAM) và Computer Aided Technology (CAx) thường có kỹ thuật cải tiến nâng cao hiệu quả trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này làm tăng độ chính xác của mô hình, giảm chu kỳ đổi mới sản phẩm, góp phần trực tiếp vào sự linh động của hệ thống sản xuất, chất lượng sản phẩm. Những tiến bộ trong lĩnh vực này dẫn đến mô hình phát triển sản phẩm mới được gọi là mô hình dựa trên kỹ thuật, MBE. Tiêu chuẩn hệ thống sản xuất: Hệ thống sản xuất là tập hợp các máy móc, thiết bị, hệ thống phụ trợ được tổ chức để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau. Là một trong những thành phần cơ bản cũng như phức tạp nhất của sản xuất thông minh, hệ thống sản xuất có nhiều tiêu chuẩn riêng biệt. Hệ thống sản xuất thường có vòng đời dài hơn nhiều so với vòng đời của sản phẩm mà hệ thống sản xuất đó tạo ra. Các tiêu chuẩn cho hệ thống trên thường đề cập đến tiêu chuẩn lĩnh vực tự động hóa, điều khiển, vận hành và bảo trì hệ thống. Ảnh minh họa. |