【2bong mobi】Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”

VHO - Ngày 30.11 tại TP. Nam Định,ộithảokhoahọcHuyềnTrâncôngchúacuộcđờivàgiaithoạ2bong mobi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, UBND huyện Vụ Bản tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 1
Hội thảo khoa học "Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoại"

Hội thảo diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hoá, lịch sử. Những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc và Phật giáo Việt Nam cùng nhiều giai thoại về bà đã tiếp tục được làm sáng rõ hơn tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài cho biết, Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan toả nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Đây cũng là vùng đất phát tích của vương triều Trần – một trong những triều đại từng phát triển thịnh trị bấc nhất trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Những bậc quân vương, văn thần, võ tướng tài ba thời Trần mãi lưu danh trong lịch sử nước nhà và được nhân dân tôn thờ tại nhiều di tích. 

“Trong số đó không thể không đề cập đến công chúa Huyền Trân. Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của bà đối với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Champa trong lịch sử; đồng thời làm rõ hơn những giai thoại về công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan, khoa học về bà…”, ông Trần Lê Đoài nhấn mạnh.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài phát biểu chào mừng Hội thảo

Đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã điểm lại những dấu mốc trong cuộc đời của Huyền Trân công chúa (1287-1340) cùng những đóng góp của bà. 

Huyền Trân công chúa là con gái Phật hoàng Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu, cũng là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, khi vừa tròn 19 tuổi, vâng lời vua cha, vì lợi ích của dân tộc, Huyền Trân đã lên đường kết hôn với vua Champa lúc đó là Chế Mân và được phong làm hoàng hậu Paramesvari.

Nhưng chỉ một năm sau, vua Chế Mân đột ngột qua đời, Huyền Trân trở về Đại Việt, xuất gia thọ Bồ Tát giới với thiền sư Bảo Phác tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh ngày nay) với pháp danh Hương Tràng. Sau đó, công chúa Huyền Trân về tu hành tại chùa Hổ Sơn (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay) cho đến khi qua đời.

PGS.TS Chu Văn Tuấn khẳng định: “Những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc vô cùng to lớn. Bà đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì mục tiêu cao cả: tăng cường, củng cố mối quan hệ với Champa, củng cố hoà bình biên giới phía Nam Tổ quốc, nhằm ngăn ngừa xung đột, chiến tranh, cũng có nghĩa là ngăn ngừa cảnh chết chóc tang thương khiến cho người dân, binh lính cực khổ..., qua đó tăng cường sức mạnh, nội lực quốc gia, nhằm sẵn sàng ứng phó đối với âm mưu xâm lược của phương Bắc.

Sau khi trở về Đại Việt, trở thành một ni sư, Huyền Trân công chúa đã tinh tấn tu hành, thực hành thập thiện, giúp đỡ, giáo hoá nhân dân, dạy nghề, cấp ruộng cho dân nghèo, dựng chùa, lan tỏa tinh thần, giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội”.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 3
PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo phát biểu đề dẫn Hội thảo

Ghi nhớ công lao to lớn của bà, triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong bà là “Trai Tĩnh Trung đẳng thần”. Việc thờ phụng Huyền Trân vẫn được nhân dân nhiều nơi duy trì từ xưa cho đến tận ngày hôm nay.

Tuy nhiên, những ghi chép trong chính sử về bà khá ít, lại có một số điểm chưa rõ, nên câu chuyện về cuộc đời, những sự kiện liên quan đến Huyền Trân công chúa được thêu dệt, nhất là trong thời gian từ Champa trở về Đại Việt, làm ảnh hưởng đến nhân cách, cuộc đời và làm mờ đi những đóng góp của Huyền Trân công chúa với quốc gia, dân tộc và với Phật giáo Việt Nam.

Vì thế, việc nghiên cứu làm rõ hơn cuộc đời, đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, Phật giáo là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến một nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời, đóng góp của một nhân vật lịch sử.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 4
Toàn cảnh Hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài cũng nhấn mạnh: “Hội thảo hôm nay là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của Công chúa Huyền Trân với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ giữa nước Đại Việt và nước Champa trong lịch sử; đồng thời làm rõ những giai thoại về Công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về cuộc đời của bà”.

Cuộc hội thảo diễn ra với những ý kiến, tham luận sâu sắc được thể hiện thông qua hơn 50 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học. Hội thảo đã tập trung làm rõ những nội dung quan trọng: “Cuộc đời Huyền Trân công chúa: lịch sử và những giai thoại”, làm rõ những dấu mốc cuộc đời của Huyền Trân công chúa ở Đại Việt và Champa, những nơi mang dấu ấn của bà.

 “Vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với dân tộc và tôn giáo”, làm sáng tỏ mục đích ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với vua Chế Mân, quá trình bà xuất gia tu hành. Cùng với đó là nội dung về “Chùa Hổ Sơn và những di tích thờ Huyền Trân công chúa hiện nay: những đề xuất kiến nghị”.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 5
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phát biểu tại Hội thảo

PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết, các tham luận tại hội thảo đã góp phần làm rõ những điểm còn chưa rõ trong cuộc đời công chúa Huyền Trân, khẳng định nhân cách cao đẹp của bà, cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá liên quan đến Huyền Trân công chúa, đến các di tích thờ phụng bà ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho biết, chùa Nộn Sơn (chùa Hổ Sơn) thờ hai vị công chúa là Huyền Trân và Thụy Bảo (cô ruột công chúa Huyền Trân). Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được nhiều di vật có giá trị như 27 tượng thờ, 27 đồ thờ cổ, trong đó có tượng hai công chúa, 4 sắc phong của các triều đại quân chủ phong cho hai công chúa, một số bát hương, sành sứ mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa được UBND tỉnh Nam Định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2006.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 6
Chùa Hổ Sơn

Trước thực trạng chùa Hổ Sơn xuống cấp nghiêm trọng, thể theo nguyện vọng của người dân, ngày 22.1.2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt quyết định cho phép Chùa Hổ Sơn được tu bổ tôn tạo. Đầu năm 2021, Chùa Hổ Sơn chính thức được khởi công xây dựng.

Công trình chùa Hổ Sơn được xây dựng trên nền đất chùa cũ và được quy hoạch mở rộng khuôn viên với diện tích là 13 ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Khu thờ tự gồm: tòa tam bảo, đền thờ mẫu, đền thờ Huyền Trân công chúa, nhà thờ tổ, lầu cô, lầu cậu, cùng tượng thập bát vị La hán, nhà bia, quần thể lăng tẩm tháp tổ…

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” - ảnh 7
Các đại biểu tham dự Hội thảo tham quan và dâng hương tại chùa Hổ Sơn

Trong khuôn viên chùa được dựng bảo tháp 13 tầng, cao 26 mét, tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam, thuyền rồng – bảo tàng công chúa Huyền Trân mô phỏng cảnh thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước; đặc biệt là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sa-phia nguyên khối, cao 5,1 mét… Chùa Hổ Sơn hiện đang là một trong những di tích quan trọng của Nam Định để đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh.

Trước đó, chiểu 29.11, các đại biểu tham dự Hội thảo đã tham quan và dâng hương tại chùa Hổ Sơn. Nhân dịp này, TS.NSƯT Phương Nga, Phó Trưởng Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã trao 150 triệu góp sức xây dựng bảo tháp công chúa Huyền Trân, tặng 60 triệu cho học sinh nghèo vượt khó ở xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Cúp C2
上一篇:Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
下一篇:Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng