Hẹn gặp Thành Lộc rất khó,ệsĩThànhLộcAicũngcóthểthaythếkểcảHoàbóng đá hôm nay ngoại hạng anh bởi anh thường xuyên bận rộn. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng phóng viên đã nhận được cái gật đầu từ nghệ sĩ sau khi anh hoàn thành xong bộ phim Ngôi nhà bươm bướm. Xuyên suốt buổi phỏng vấn, Thành Lộc nói nhiều về cuộc sống của anh ở thì hiện tại, về nỗi trăn trở của một người dành gần nửa cuộc đời cho sân khấu, về bộ phim điện ảnh mà nghệ sĩ vừa tham gia. Ở tuổi 57, Thành Lộc khẳng định anh không cô đơn và luôn hạnh phúc với chọn lựa của mình. - Ở tuổi 57, Thành Lộc vẫn miệt mài với những vai diễn trên sân khấu, tham gia phim điện ảnh. Anh luôn bận rộn ở độ tuổi mà người khác đã ngơi nghỉ. Có khi nào anh cảm thấy quá sức và mệt mỏi? - Trời thương cho tôi sức khỏe tốt. Đến nay, dù trăm công nghìn việc nhưng tôi vẫn ăn ngủ đều đặn và chưa từng phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc ngủ nào như nhiều đồng nghiệp khác. Mỗi ngày, tôi dành hàng giờ liên tục để đứng trên sân khấu và tiêu hao rất nhiều năng lượng, mồ hôi đổ ra như tắm. Bởi thế, tôi luôn ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe. Tôi là người không nhậu nhẹt, bia bọt. Ở độ tuổi này, tôi ăn rất ít và hạn chế thịt, thường ăn cá, rau. Có những lúc tôi cảm thấy cơ thể mình béo lên thì việc di chuyển trên sân khấu cũng khó khăn hơn. Khả năng phản xạ, tương tác với bạn diễn kém đi. Vì thế, tôi luôn cố gắng duy trì cân nặng dưới 60 kg. - Người ta vẫn thấy Thành Lộc đi về một mình trong mấy chục năm qua. Có bao giờ anh hối hận vì không lập gia đình để có người chăm sóc mình khi bệnh tật, lúc về già? Việc lập gia đình không phải là bổn phận của tôi. Người Việt Nam hay quan niệm là bản thân mỗi người khi sinh ra phải có bổn phận với họ hàng, tổ tiên, phải kết hôn, sinh con. Đó là cách suy nghĩ xưa và cực kỳ vô lý. Mỗi người có một cách để trả ơn cuộc đời. Với tôi, đó là sáng tạo nghệ thuật và cống hiến cho khán giả những tác phẩm hay, đầy ý nghĩa. - Khán giả rất tâm đắc với châm ngôn sống của dì Hân do Thành Lộc thủ vai trong phim Ngôi nhà bươm bướm: Mỗi người có quyền chọn cách sống của mình, miễn họ thấy mình hạnh phúc. Đối với Thành Lộc, hạnh phúc hiện tại của anh là gì? - Hạnh phúc của tôi cho đến nay là sống được với nghề mà tôi đam mê, được đào tạo và theo đuổi mấy chục năm qua. Thông qua những vai diễn của mình, tôi truyền được năng lượng, cảm hứng tích cực cho khán giả. Đến cuối đời, tôi vẫn mong muốn như vậy. - Bao nhiêu năm theo đuổi nghệ thuật và trở nên nổi tiếng nhưng người ta vẫn không thấy Thành Lộc khoe mua nhà lầu, xe hơi? - Như tôi đã nói ở trên, mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống của mình miễn là hạnh phúc. Có thể một người ở độ tuổi 20, 30 nghĩ việc mua nhà lầu, xe hơi là hạnh phúc. Nhưng bước qua tuổi 31, 32, họ sẽ nghĩ khác. Giác ngộ là thuộc tính tất yếu của con người trong cuộc sống này. Ở từng giai đoạn, con người sẽ có những cách giác ngộ khác nhau. Và theo tôi, đó là sự vận động tích cực của trí não. - Vậy ở độ tuổi 20, anh cũng từng có suy nghĩ: hạnh phúc là phải mua được nhà lầu, xe hơi...? - Dĩ nhiên là có rồi. Ở tuổi thanh xuân, khi mới bắt đầu vào nghề, việc gì tôi cũng làm, từ thượng vàng đến hạ cám, chỉ để khán giả nhận ra rằng: À, có một thằng tên Thành Lộc là diễn viên trên đời này. Hơn nữa, làm mọi việc để có tiền tồn tại và lo lắng cho gia đình. Đến khi thực đã đủ rồi, tôi mới nghĩ đến đạo. Khi tôi mua được nhà, được xe hơi thì bắt đầu mới xác định nên dừng lại để tập trung sống cho lý tưởng của mình. Khi chưa mặc được một bộ vest sang trọng thì phải khoác lên mình bộ đồ đơn giản trước, để ấm áp và tồn tại. Trong nghệ thuật cũng vậy, sau khi đóng những vai diễn bình dân, đại chúng thì dần dần mới chạm được đến đỉnh cao của nghệ thuật. Sau quá trình lăn lộn với nghệ thuật, tôi đi đến quyết định ai muốn xem Thành Lộc biểu diễn thì phải bỏ tiền mua vé. Người ta không thể biểu diễn nhạc Mozart, Beethoven ở quảng trường, ai muốn đến coi thì đến, không thích thì bỏ về. Khi khán giả bỏ tiền để thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thì điều đó đồng nghĩa với việc người trình diễn và người thưởng thức có mối quan hệ tương hữu. Hay nói cách khác, Bá Nha là phải có Tử Kỳ. Đến lúc nào đó, người nghệ sĩ chân chính là kẻ dẫn dắt khán giả đến những tác phẩm có tư duy, giàu tính triết lý và giá trị chân - thiện - mỹ. Bởi vậy, tôi thường khuyên một số diễn viên trẻ, đến một lúc nào đó, khi thấy đã đủ về mặt vật chất thì nên dừng lại và biết cách từ chối cám dỗ để nâng giá trị của mình lên. - Nhiều nghệ sĩ trẻ hiện giờ vẫn mải mê chạy theo việc kiếm tiền, chấp nhận việc bán sức, tham gia những game show vô bổ mà quên đi việc nên dừng lại, để cống hiến cho xã hội những giá trị nghệ thuật? - Xã hội ngày nay phát triển đa dạng và ảnh hưởng không ít đến giới nghệ sĩ. Thí dụ như tôi, bản thân phải từ chối nhiều lời mời tham gia game show. Bởi lẽ, khi một nghệ sĩ góp mặt trong chương trình truyền hình nào đó, ít nhiều chúng ta sẽ phải phô diễn những gì thuộc về con người thật. Rồi khi bước vào thế giới nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật, lúc đó công chúng sẽ hết tin vào sự hóa thân của người diễn viên. Nói gì thì nói, giữa nghệ sĩ và công chúng phải có một khoảng cách an toàn. Khoảng cách đó chính là độ lung linh để khi nhập vai, diễn viên thuyết phục được khán giả. Nhiều nghệ sĩ trẻ bây giờ tham gia quá nhiều game show và phô diễn hết con người thật trên đó. Đó là cái dại của họ. - Một số nghệ sĩ lớn tuổi thường có nhận xét về lớp đàn em là vô ơn, vô lễ, vô phép và thiếu hiểu biết. Anh nghĩ sao về điều này? - Mỗi người có một cách sống và họ sẽ trả giá cho việc làm của mình. Người Việt Nam hay có câu đầu môi “trò phản thầy” mà không nghĩ theo chiều ngược lại là cũng có trường hợp “thầy phản trò” đấy thôi. Kinh nghiệm sống mấy chục năm của tôi cho thấy có nhiều trường hợp như vậy. Tại sao chúng ta cứ phải áp đặt suy nghĩ một chiều là bắt lớp trẻ phải tỏ vẻ sự biết ơn, thành kính đối với người thầy của mình. Trong khi có một thực tế rằng, khi trò giỏi thì thầy tự nhận công lao đó là của mình. Và ngược lại, nếu họ trở nên tồi tệ, lầm lạc thì bị người thầy chối bỏ, từ mặt. Đáng lẽ ra, khi học trò của mình mắc sai lầm thì bản thân người thầy phải tự hối lỗi, ăn năn là dạy chúng không đến nơi đến chốn. Chúng ta nên có trách nhiệm với nhau chứ. - Trong lớp nghệ sĩ trẻ sau này như Trường Giang, Trấn Thành... anh đánh giá cao ai? - Mỗi người có một cái hay riêng và tôi không muốn phán xét hay đánh giá ai, bất cứ điều gì. Hãy để thời gian và khán giả làm công việc đó. - Nhiều đồng nghiệp, học trò có dịp làm việc với Thành Lộc đều có chung nhận xét là anh rất khó tính, khó chịu và sẵn sàng chửi thẳng mặt nếu như họ khiến anh không vừa lòng? - Tôi cũng nghe phong phanh đâu đó có người nói tôi rất khó tính (Cười). Nhưng tôi nghĩ làm nghệ thuật mà dễ dãi là tự hại mình và đồng nghiệp. Một bậc thầy trong nghệ thuật diễn xuất của Nga từng nói: Tràng pháo tay là kẻ thù của người nghệ sĩ. Nó là con dao hai lưỡi, vừa có thể làm động lực phát triển nhưng cũng có thể ru ngủ người nghệ sĩ vào mê cung của sự thất bại. Khi đứng trước máy quay của phim Ngôi nhà bươm bướm, tôi luôn nói với đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh rằng: Em đừng nể mặt anh. Nếu em thấy chưa đúng ý thì bảo anh diễn lại. Đừng dễ dãi mà cả anh và em đều chết. Và khi tôi làm đạo diễn trên sân khấu, tôi cũng đưa ra yêu cầu như vậy với chính đồng nghiệp và đàn em của mình. Có một thực tế rằng, nếu nói chuyện về nghề, chưa chắc những đạo diễn lâu năm hay diễn viên tốt nghiệp Đại học Sân khấu có thể tranh luận được với tôi. Bởi lẽ, họ thiếu kinh nghiệm và không đủ phương pháp luận. - Một năm trở lại đây, nghệ sĩ Hoài Linh cũng dần rời xa sân khấu và không tham gia phim ảnh, game show? Anh có trăn trở gì khi những “thế hệ vàng” như Thành Lộc, Hoài Linh đã ngày càng lớn tuổi trong khi lớp kế cận chưa có ai xứng đáng để “chọn mặt, gửi vàng”? - Trước đây, người ta lo lắng một ngày nào đó, khi kỳ nữ Kim Cương không còn đứng trên sân khấu, ai sẽ là người thay thế bà để tỏa sáng. Đến giờ, người ta đã có đáp án rồi. Trong lĩnh vực điện ảnh, nhiều người nghĩ nếu tài tử Nguyễn Chánh Tín không còn xuất hiện trên màn ảnh thì khán giả sẽ không coi phim nữa. Nhưng bây giờ, còn ai nói vậy nữa không? Nghệ thuật bao giờ cũng có những ngôi sao tiềm năng và đến đúng thời điểm, họ sẽ phát sáng. Tre già măng mọc, đó là quy luật bất biến. Chẳng qua là ánh sáng của những ngôi sao đi trước đã quá chói lòa. Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định, ánh sáng đó cũng phải dập tắt để nhường chỗ cho những ngôi sao khác. Vấn đề là tuổi thọ của ngôi sao đi trước và ngôi sao sau này ngắn dài như thế nào mà thôi. Ai cũng có thể thay thế, kể cả tôi hay Hoài Linh. - Anh nhận lời tham gia phim điện ảnh Ngôi nhà bươm bướm vì gì? - Tôi đồng ý tham gia bộ phim trước hết là do sức hút từ kịch bản phim. Ngôi nhà bươm bướm được chuyển thể từ màn hài kịch La Cage aux Folles nổi tiếng ở Pháp vào năm 1973. Trên thế giới, có khoảng 140 tác phẩm đã lấy ý tưởng từ kịch bản gốc. Cách đây 20 năm, điện ảnh Hollywood cũng có một bộ phim tương tự với tên gọi The Birdcage. Bộ phim có sự tham gia của một trong những tài tử mà tôi cực kỳ ngưỡng mộ là Robin Williams. Chính vì vậy, khi lần đầu đọc kịch bản của Ngôi nhà bươm bướm được Việt hóa hoàn chỉnh, tôi thấy rất hào hứng. - Với Ngôi nhà bươm bướm, NSƯT Thành Lộc có nhiều lần đầu tiên ở lĩnh vực điện ảnh: Lần đầu đóng vai chính, lần đầu thủ vai người đồng tính, bản thân anh có gặp khó khăn gì không? - Tôi không gặp khó khăn gì với vai diễn Hồ Ngọc Hân, bởi vì đây đó, tôi đã thể hiện những kiểu vai gần giống như vậy rồi. Nhân vật dì Hân không phải là người chuyển giới mà là người đồng tính hành nghề drag-queen. Đó là những người đàn ông ăn mặc lòe loẹt, hóa trang và biểu diễn trên sân khấu. Khi lớp phấn son được chùi đi, họ có cuộc sống riêng. Nghề này đối với Việt Nam là mới mẻ nhưng với Sài Gòn thì không mới. Hồ Ngọc Hân là người đàn ông, sống trong tâm thái của một phụ nữ, thích làm vợ, muốn được làm mẹ. Đây là lát cắt phong phú, để khán giả hiểu thêm về cộng đồng LGBT. Không phải người đồng tính nào cũng thích chuyển giới. Cộng đồng LGBT rất phong phú, chỉ khác về quan điểm yêu và đời sống tình dục. - Trong những phân cảnh vào vai người mẹ chăm sóc con trai hay lột tả sự yếu lòng của một người phụ nữ, Thành Lộc đã nuôi dưỡng cảm xúc từ đâu? - Đây là công việc của người diễn viên. Bất kỳ diễn viên nào cũng có phương pháp, bí quyết riêng, nói cách khác là phải biết hóa thân, nhập vai. Mình phải sống ở trong nhân vật do mình thể hiện. Trong 30 ngày quay, tôi nghĩ mình chính là người mẹ của Hoàng, người vợ thực sự của ông Cường. Đây đó có những diễn viên đóng cảnh bi, buộc phải khóc, phải đau khổ, họ không gắn bản thân vào tình huống đó mà liên đới đến những câu chuyện khác trong quá khứ như người thân bị mất thế nào... để có thể khóc được. Tôi nghĩ những biện pháp đó hoàn toàn sai. Người diễn viên chuyên nghiệp là phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật chứ không vay mượn hay ăn trộm cảm xúc. - Có một số ý kiến cho rằng khi tham gia phim điện ảnh, Thành Lộc thường bị chất sân khấu lấn át nên diễn không còn tự nhiên, chân thật. Anh nghĩ sao về nhận xét đó? - Tôi thấy đó là cách suy nghĩ bị ảnh hưởng bởi thành kiến. Không có một người làm nghệ thuật điện ảnh nào ở thế giới nghĩ vậy cả trừ Việt Nam. Các đạo diễn và người làm lý luận phê bình điện ảnh ở Việt Nam hay có sự phân chia rạch ròi giữa diễn xuất trên sân khấu và màn ảnh. Đối với diễn viên chuyên nghiệp, họ thừa khả năng để biết đô xê mình lại. Chắc chắn, việc diễn xuất trên sân khấu cho cả nghìn người xem và diễn trước ống kính có sự giống, khác nhau. Người nghệ sĩ chuyên nghiệp có bản lĩnh và trình độ để cân bằng mọi thứ. Vấn đề ở đây là người đạo diễn chọn chìa khóa nào để mở ngôn ngữ nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Bởi vì, đối với những người xem nghệ thuật chuyên nghiệp họ sẽ nhận ra, có nhiều bộ phim điện ảnh mà đạo diễn chọn chìa khóa hay phong cách diễn xuất theo kiểu sân khấu. Ngược lại, có một số đạo diễn chọn cách phong cách diễn thật như ngoài đời. Cho nên đạo diễn dở là người bị nhầm lẫn giữa hai vấn đề trên. Lỗi này thuộc về đạo diễn chứ không phải diễn viên. Bản thân tôi là người rất sợ bị cường điệu trên phim. Bởi vậy, khi tham gia Ngôi nhà bươm bướm, khi mọi người ngơi nghỉ, tôi toàn tự đứng để diễn, thoại một mình. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh từng nói nhiều lúc nhìn nghệ sĩ Thành Lộc như một người tâm thần là vậy. Thú thật, trong tất cả bộ phim điện ảnh tôi từng đóng, tôi chưa bao giờ thấy mình bị cường điệu. Có chăng thì đó do ý đồ của đạo diễn. - Khoảng thời gian này, anh sống ra sao khi không còn mẹ ở bên? - Tại sao mọi người cứ nghĩ tôi buồn, cô đơn nhỉ. Tại sao mọi người cứ sống giùm cảm xúc của tôi vậy trong khi tôi hiện tại rất thư thái. Mẹ tôi đã cao tuổi. Sự ra đi chính là mang lại yên ổn cho bà. Và gia đình tôi thật sự cảm thấy hoan hỷ. Tôi dùng từ hoan hỷ theo ý nhà Phật. Tôi sợ cảm giác mọi người đến đám tang của bà và mang theo bộ mặt sầu não. Điều đó khiến mẹ tôi không được siêu thoát. - Khi mẹ của nghệ sĩ Thành Lộc ra đi, tại sao anh không thông báo tin để bạn bè, đồng nghiệp và khán giả đến chia buồn? - Chúng ta đang sống trong thời hỗn loạn. Thời mà con người có thể lợi dụng nỗi đau của người khác để làm niềm vui cho chính mình. Người ta tò mò đến đám tang của một nghệ sĩ để xem mặt những người nổi tiếng khác. Họ livestream, quay phim, đùa giỡn trong nỗi đau của gia đình người đã mất. Tôi thấy đó là hành vi thiếu nhân cách, kém văn hóa. Và tôi sẽ không tiếp tay cho việc làm đó. Bản thân tôi khi đến đám tang của một nghệ sĩ nào đó thường bị khán giả lôi kéo để xin được chụp hình và yêu cầu tôi làm mặt cười để cho tươi. Tôi mới quay ra bảo: Tôi đến đây để chia buồn với gia đình người ta. Em làm vậy không thấy kỳ hay sao. Đám tang ba tôi hay mẹ tôi đều diễn ra trong sự im lặng, không kèn trống. Cả đời làm nghệ thuật sống trong sự ồn ào rồi nên lúc ra đi cần yên lặng. Chúng ta không nên lợi dụng đám tang để ồn ào, phá hoại giấc ngủ của hàng xóm. Họ cần ngủ để sáng mai đi làm. Càng sống trong một thành phố đông đúc, chật chội thì con người phải càng văn minh, không gây phiền nhiễu cho người khác. Theo Zing.vn U60, NSƯT Thành Lộc vẫn trang điểm cầu kỳ lộng lẫy vào vai giả gáiTrong "Ngôi nhà bươm bướm", vai Hồ Ngọc Hân của Thành Lộc là một drag-queen. Tạo hình của nghệ sĩ U60 rất cầu kỳ, lộng lẫy. |