XEM CLIP: Chiều 17/7,ụchuyếnbaygiảicứuLờikhaivôtìnhnhậnhốilộcủaôngTrầnVănDựxem ket qua truc tuyen tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giái cứu”, bị cáo Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh) đã tự bào chữa. Bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về số tiền nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Trần Văn Dự mức án 9-10 năm tù vì tội Nhận hối lộ. Được quyền tự bào chữa, bị cáo Trần Văn Dự không phủ nhận việc truy tố tội danh trên nhưng cho rằng, việc nhận hối lộ với cá nhân bị cáo là “vô tình”. Bị cáo Trần Văn Dự trình bày: "Tôi được lãnh đạo Bộ Công an ủy quyền ký các văn bản tham gia ý kiến của tổ công tác 5 Bộ, tôi có thể ký bất cứ lúc nào, ngang với ông Tô Anh Dũng, nhưng qua hồ sơ tài liệu chứng minh rằng, không có doanh nghiệp nào đến đặt vấn đề với tôi về việc tạo điều kiện hoặc chia sẻ lợi nhuận cho tôi". Theo lời bị cáo, chỉ có 2 doanh nghiệp đến biếu bị cáo 50 triệu đồng để nhờ tìm hiểu thêm thông tin về việc tổ chức các chuyến bay, trong đó có người Việt Nam định cư mang giấy tờ cư trú nước ngoài về bằng giấy miễn thị thực. Bị cáo Trần Văn Dự cũng trình bày, cấp dưới của ông là bị cáo Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) báo cáo về số tiền nhận của doanh nghiệp thì đều nói đó là quà biếu, là “lộc” doanh nghiệp tổ chức xong chuyến bay gửi cho. “Không ai nói với tôi là hối lộ”, bị cáo Trần Văn Dự trình bày. Tự bào chữa, ông Trần Văn Dự cho rằng bản thân đã yêu cầu trả lại tiền cho doanh nghiệp, không để mang tiếng đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh nói chung và bị cáo nói riêng. “Vì lúc đó tôi sắp nghỉ hưu rồi, để mang tiếng là "chợ chiều, vơ bèo vạt tép" thì tôi không muốn những cái đó, nhưng Vũ Anh Tuấn báo cáo tôi rằng, một số doanh nghiệp tắt máy không liên lạc được, một số thì nói tiền gửi cho Cục Quản lý Xuất nhập cảnh đáng bao nhiêu đâu nên không phải lo lắng gì. Tôi đinh ninh rằng số tiền nhận của doanh nghiệp chỉ quanh ở tổng số 7 tỷ nhưng khi đọc cáo trạng, mới tá hỏa ra tất cả những nội dung cán bộ dưới báo cáo là không đúng sự thật. Tiếp nữa là tôi không có thông tin, do đó hành vi nhận tiền đúng là nhận hối lộ nhưng là vô tình, không là biết mà vẫn nhận”, bị cáo Trần Văn Dự trình bày. Vẫn theo trình bày của ông Dự, bị cáo nhận trách nhiệm, không né tránh. Ông Dự trình bày thêm: "Bị cáo xác định dù đây là tiền mình vô tình nhận hối lộ nhưng cũng là “số đen”, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả”. "Và khi bị cáo bị bắt tạm giam, việc đầu tiên bị cáo gọi điện cho vợ bảo chuẩn bị 3 tỷ đồng trả cho Nhà nước và nói: “Anh đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi anh sẽ về”, bị cáo Dự trình bày. Nhắc lại việc hơn 43 năm phục vụ trong ngành công an, 38 năm công tác ở Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, bị cáo Trần Văn Dự ăn năn về việc 2 năm cuối lại “dính tí bẩn”. Bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư của bị cáo Trần Văn Dự cho rằng, việc cấp phép cho các chuyến bay vào thời điểm dịch bệnh là lần đầu tiên thực hiện nên cấp bách, có sự chồng chéo, không rõ thẩm quyền. Nguyên nhân khách quan chính dẫn đến vụ án xảy ra là do các cấp thẩm quyền không quy định giá trần cho việc thu tiền chuyến bay của khách hàng. Việc thu tiền do doanh nghiệp thỏa thuận với khách hàng trong bối cảnh dịch Covid-19, khi người dân đang phải đứng trước sống chết. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra mức giá cao để thu tiền của công dân Việt Nam ở các quốc gia muốn về nước. Việc tổ chức mỗi chuyến bay như thế, các doanh nghiệp đều thu lợi lớn. Các doanh nghiệp lại dùng tiền đó đưa hối lộ cho các cấp có thẩm quyền để được liên tục thực hiện các chuyến bay. Luật sư của bị cáo Trần Văn Dự đưa ra các tình tiết giảm nhẹ tội cho thân chủ như phạm tội lần đầu, đã ngăn chặn, góp phần làm giảm tác hại của tội phạm… để từ đó đề nghị HĐXX xem xét tuyên bị cáo mức án thấp hơn mức mà đại diện VKS đề nghị. |