Sức mua dịp Tết nguyên đán có thể tăng trên 10% so với năm ngoái Khách nườm nượp,ồngtriềuNguyễvòng loại cúp úc chủ tiệm tân trang ôtô ‘hốt bạc’ dịp cận Tết Nguyên đán Lạng Sơn: Nhộn nhịp xuất khẩu đầu năm |
| Rồng bằng đồng đúc năm 1842 trấn giữ trước Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế) |
Rồng trong mỹ thuật triều Nguyễn Hình ảnh con rồng Việt Nam mỗi triều đại mỗi khác, rồng trong nghệ thuật triều Nguyễn được cho là thể hiện thành công nhất. Chẳng hạn thân rồng, đuôi rồng thời Lý - Trần có đặc trưng “thân rắn” thon, dài, uốn khúc cong kiểu “thắt miệng túi”. Rồng thời triều Nguyễn cũng uốn lượn đa dạng nhưng thế vận động mềm mại, uyển chuyển hơn, mang dáng vẻ vừa phải, không quá mạnh mẽ như rồng thời Trần, Lê và cũng không quá hiền hòa như rồng thời Lý. Phần lớn mình rồng thời Nguyễn không dài mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng lớn, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Về không gian, rồng triều Nguyễn có mặt trên các đền đài, cung điện, miếu vũ, đình chùa ở trong và ngoài hoàng cung Huế. Rồng được thể hiện rất đa dạng về mo-tip như “lưỡng long triều nguyệt”, “lưỡng long triều nhật”, “lưỡng long tranh châu”, “cửu long tranh châu”, “cửu long ẩn vân”, “long vân thủy ba”, “viên long”, “hồi long” ... Ngoài ra còn có rồng chầu thành bậc, rồng đội bia, rồng đội mặt trời, rồng đội thiên hồ... Có khi rồng được thể hiện cùng các con vật khác trong tứ linh như rồng - phụng, rồng - lân, hoặc có khi lại được trình bày chung cả nhóm tứ linh long - lân - quy - phụng. Rồng có trên các vật biểu tượng cho vương quyền: Trên mỗi chiếc ngai vàng đều có 5 con rồng. Bửu tán tại điện Thái Hòa và ở điện Khải Thành- lăng Khải Định đều có 9 con rồng, biểu tượng của hào “cửu-ngũ” dành cho ngôi vị đế vương. Các ấn triện của vua (vương ấn) dù làm bằng ngọc hay bằng vàng, bạc thì quai ấn bao giờ cũng chạm hoặc đúc nổi thành hình rồng. Còn trên vương kiếm, đuôi kiếm thường làm bằng vàng nạm ngọc hình đầu rồng, được chạm trổ vô cùng tinh xảo. Do gắn liền với hình ảnh rồng nên vương ấn cũng như vương kiếm còn được gọi là “long ấn long kiếm”. Rồng là một trong chín hình linh thú trên Cửu đỉnh, đặc biệt có hình rồng và chữ "long" trên Cao đỉnh. Rồng còn xuất hiện trên những đồ ngự dụng. Long bào vua mặc khi tế tự hay ngự triều thì rồng được thể hiện tư thế uy nghiêm, dũng mãnh, thân vươn dài, uốn mình thành những khúc lớn. Long bào trong thường phục thì được thêu “viên long” (rồng cuộn tròn). Rồng cũng thường hiện diện trên phần thân của đồ sứ (chén, tô, dĩa...). Riêng thời Thiệu Trị, hình viên long được vẽ hẳn vào đáy của đồ sứ xem như một loại phù hiệu đặc trưng. Rồng còn là họa tiết trang trí trên áo quần, mũ mão, giày dép của các bậc đế hậu… Hình tượng Rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng. Long mãng được thêu trên áo các vị đại thần chỉ có bốn móng, thứ dân trong dân gian làm đồ vật dụng thì có thể vẽ rồng nhưng thông thường là ba móng. Rồng trong điệu múa cung đình Các nghệ sỹ cung đình triều Nguyễn xưa đã đưa hình tượng con rồng vào điệu múa “Long Hổ hội” với vẻ uy nghi khi rồng ẩn mình trong đám mây tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng của đấng thiên tử. Điệu múa này thường được biểu diễn trong những ngày khánh hỷ của triều đình. Hình tượng con rồng trong điệu múa này mang ý nghĩa trời đất hòa hợp, mưa thuận gió hòa. Ngoài biểu tượng của trời, long còn đại diện cho vua (con trời), long xuất hiện đồng nghĩa với trời hoặc vua ban điềm lành cho khắp thiên hạ. Trong “Long Hổ hội”, khi thể hiện hình tượng rồng xuất hiện, nghiêng mình bay xuống, diễn viên sử dụng vũ đạo của tuồng để diễn tả rồng dương oai, rồng vuốt râu, rồng khỏa nước, rồng lặn xuống nước, rồng lắc mình rũ nước… Điệu múa “Long Hổ hội” do đó có vũ đạo liên hoàn, sôi động với tiết tấu tăng dần và đạt đến cao trào ở phần hội. Lúc vờn nhau, thần thái của con rồng mềm mại, oai nghiêm, đối lập với con hổ cứng cỏi, dữ tợn bằng các động tác rồng vờn hổ, rồng đứng tấn, rồng múa bộ. Điệu múa kết thúc bằng hình tượng rồng đứng tấn để hổ nhảy chân phải đứng trên chân trái của rồng, là kỷ xảo lý thú. Sau khi chế độ quân chủ cáo chung, điệu múa này thất truyền một thời gian dài do mất đi môi trường diễn xướng nguyên thủy. Hiện nay, điệu múa đã được phục hồi và biểu diễn phục vụ du khách tại Nhà hát Duyệt thị Đường (Đại Nội). Điệu múa này được biểu diễn theo hình thức múa đôi phức điệu, với hai vũ công đội lốt rồng và hổ biểu diễn. “Hoàng đế chi bảo” hồi hương Ấn “Hoàng đế chi bảo” được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 tức ngày 15/3/1823. Đây là bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn, nặng 10,78kg. Theo quy định của triều Nguyễn, ấn “Hoàng đế chi bảo” được dùng khi “Gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc”. Ấn được truyền từ đời vua Minh Mạng đến Bảo Đại, vị vua cuối cùng nhà Nguyễn. Sau đó, vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị ngày 30/8/1945 tại Ngọ Môn - Huế, đưa ra Hà Nội. Tuy nhiên, cuối năm 1946 khi Pháp quay trở lại Việt Nam và đưa quân vào Hà Nội, bộ ấn kiếm đã bị thất lạc và rơi vào tay người Pháp. Đến ngày 8/3/1952, Pháp tổ chức nghi lễ trao lại ấn - kiếm cho Bảo Đại tại Đà Lạt, với tư cách “Quốc trưởng”. Bộ ấn kiếm sau đó được thứ phi Bùi Mộng Điệp mang sang Pháp cho gia đình Bảo Đại, về sau những người thừa kế lại mang đi bán. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là một trong số cổ vật có giá trị nhất về văn hóa, lịch sử nên rất nhiều người Việt Nam đặc biệt quan tâm. Hãng đấu giá Millon đưa ấn “Hoàng đế chi bảo” ra đấu giá vào ngày 31/10/2022 tại Pháp, sau đó hoãn lần một, lần hai để phía Việt Nam có thể trực tiếp trao đổi, đàm phán sớm hồi hương bảo vật là chưa từng có tiền lệ. Một số tổ chức đã liên hệ mua lại “Hoàng đế chi bảo” song không thành công. May thay, nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch cùng nhiều tổ chức yêu nước, yêu Việt Nam, ông Nguyễn Thế Hồng - Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" với giá hơn 6,1 triệu euro. Ngày 16/11/2023, lễ chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã được tổ chức ở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris để hồi hương, kết thúc hành trình hơn một năm thương thảo giữa các đối tác Việt Nam và Pháp. Ngày 18/11/2023, ấn vàng đã về tới Việt Nam. Việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” một lần nữa cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của nhân dân Việt Nam. |