Tham gia cuộc đàm phán về phía Nga có Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov,ắttayampquotvớiNgagiảiquyếtkhủnghoảtỷ số salernitana về phía Ukraine có Đại sứ nước này tại Đức Pavel Klimkin và Đại diện đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) - Đại sứ Heidi Tagliavini. Đại diện khu vực miền Đông không tham gia đàm phán.
Ông Poroshenko khẳng định nếu trong thời gian nhất định, các bên không tìm được giải pháp ổn định tình hình, Ukraine có thể áp đặt tình trạng thiết quân luật ở các vùng Donetsk và Lugansk. Tổng thống Ukraine cho biết ông không chịu nổi khi mỗi ngày máu của người dân vô tội Ukraine vẫn tiếp tục đổ xuống. Đó là điều không thể chấp nhận được và Ukraine đang phải trả một giá quá đắt. Tổng thống Poroshenko khẳng định biên giới phía Đông sẽ là nơi đầu tiên cần tăng cường an ninh.
Được biết, ngày 7-6, đúng ngày ông Poroshenko nhậm chức Tổng thống, Mỹ đã đưa ra một đề nghị chi bổ sung cho Kiev 48 triệu USD để tăng cường an ninh biên giới. Đề nghị này được đưa ra sau khi một phái đoàn của Lầu Năm Góc đến thăm Ukraine. Bên cạnh việc chấp nhận để Mỹ hỗ trợ tăng cường an ninh biên giới, Ukraine hiện cũng sẵn sàng chờ đón một nhóm cố vấn quân sự Mỹ sẽ sớm đến Ukraine xem xét, đánh giá nhu cầu trung và dài hạn của Ukraine trong việc cải cách lĩnh vực quân sự. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eileen Laynez cho biết Mỹ sẽ tăng cường tập trận quân sự chung với Ukraine và cung cấp viện trợ kỹ thuật - quân sự cho nước này.
Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết liên minh cũng đang chuẩn bị một chương trình hỗ trợ Ukraine. Ông tuyên bố trên một kênh truyền hình: "Chúng tôi đang làm việc trực tiếp với Ukraine về gói viện trợ cơ bản. Chủ đề này sẽ được thảo luận giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của NATO vào cuối tháng này". Ông Rasmussen cũng tuyên bố NATO sẽ tăng cường hoạt động hợp tác với Ukraine trong thời gian đến hết năm.
Cụ thể, NATO sẽ hỗ trợ Ukraine cải cách ngành công nghiệp quốc phòng và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Nhà nước Ukraine dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố chính sách không liên kết, và chính phủ mới hiện cũng không có ý định từ bỏ chính sách này. Ông Poroshenko vừa ký một văn kiện quốc tế mới đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine (thay cho Biên bản ghi nhớ Budapest đã lỗi thời). Tuy nhiên, tài liệu này hoàn toàn không đề cập chủ đề là thành viên của NATO.
Hiện tân Tổng thống Ukraine cũng đã có trong tay bản khuyến nghị do các nhà lãnh đạo châu Âu soạn thảo, để đàm phán với Nga. Cuộc họp Nga-Ukraine được triệu tập có sự tham gia của OSCE cũng được coi là một dấu hiệu tích cực. Các bên sẽ cố gắng thiết lập các kênh tiếp xúc, bằng mọi cách nhằm mục đích lớn nhất là ngăn chặn tình trạng bất ổn quân sự ở miền Đông. Nga cũng đã tuyên bố không công nhận tính hợp pháp của các nước cộng hòa tự xưng Lugansk và Donetsk.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là lãnh đạo các nước cộng hòa ly khai không có ý định từ bỏ cuộc chiến, thậm chí còn dùng nhiều biện pháp để gây sức ép với chính quyền trung ương nhằm đạt được mục đích, kể cả bắt cóc con tin. Ông Yuri Sirochyuk - một thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh, trực thuộc Quốc hội Ukraine, nêu rõ hàng trăm con tin, trong đó có cả đại diện của OSCE và nhiều dân thường, đã bị bắt giữ.
Được biết, Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố sẽ miễn trách nhiệm hình sự cho những người không phạm tội nghiêm trọng, và cam kết tạo ra các hành lang nhân đạo để binh lính tình nguyện (Nga) có thể an toàn rút lui khỏi hàng ngũ những người ly khai. Cuối cùng, những người tham gia vòng đàm phán đều nhấn mạnh việc cần thiết phải giải phóng ngay lập tức tất cả các con tin đang bị giam giữ.